Sâm Bố Chính – Loài sâm hoang dã Việt Nam

Trước tiên hãy cùng Bách Thảo tìm hiểu về tên địa danh Bố Chính. Thời kỳ Pháp thuộc Bố Chính là tên gọi của một vùng đất ở Miền Trung nước ta. Nay vùng đất ấy bao gồm 3 huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch và Bố Trạch tỉnh Quảng Bình là nơi có sự xuất hiện của sâm Bố Chính nhiều nhất.

Sâm Bố Chính có tê khoa học là Abelmoschus sagittifolius được phát hiện vào những năm 1924. Ở Việt Nam loài sâm này được phát hiện đầu tiên ở vùng đất Bố Chính nên được lấy tên là Sâm Bố chính.

Về sau này có phát hiện sự xuất hiện của loài sâm này ở một số huyện vùng núi của tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Gia Lai, Phú Yên và được người dân ở đây đặt theo tên địa phương của mình.

Đặc điểm hình thái

Sâm bố chính được xếp vào một trong những cây thuốc nam có giá trị cao về mặt y học cổ truyền. Abelmoschus sagittifolius là loại cây thân thảo giống như cây hoa mẫu đơn, sống lâu năm, thường mọc ở những nơi ẩm thấp. Như dưới tán cây lớn, mọc ven khe nước, cây có chiều cao từ 30 đến 50 cm. Thân cành có thể mọc đứng, cũng có khi mọc lan ra mặt đất.

Rễ phát triển thành củ hình trụ có hình hài đa dạng (có củ giống như hình người) đường kính khoảng 1,5 đến 3cm.

Đặc điểm của Abelmoschus sagittifolius ngoài tự nhiên là cây lụi vào mùa Đông. Ngược lại vào mùa Xuân hoặc đầu mùa mưa từ gốc đâm chồi rất nhanh. Cây cho hoa màu hồng, đỏ, phớt trắng hoặc phớt vàng. Có thể trồng làm cây cảnh thay thế cây hoa hồng rễ trần. Kết trái vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.

Cây phát triển tốt ở vùng đất tơi xốp, đất mùn, đất pha cát. Và đặc biệt sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa mưa ẩm.

Phân bố

Theo các tài liệu sâm Bố Chính đã được tìm thấy ở các tỉnh. Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Phú Yên, Gia Lai.

Đặc biệt tỉnh Quảng Bình là địa phương có số lượng sâm Bố Chính tự nhiên nhiều nhất cả nước. Cây phân bố ven bờ sông Gianh, thuộc địa phận các xã. Hoàn Trạch, Phú Định, Lý Hòa, Đồng Trạch, Mỹ Trạch, Hoàn Trạch.

Bộ phần có tác dụng y học

Có thể sử dụng toàn bộ cây sâm từ rễ, thân, lá thậm chí là hoa và hạt của cây sâm.

Tác dụng y học

Từ xưa Hải Thượng Lãn Ông đã sử dụng sâm Bố Chính trong điều trị các bênh suy nhược cơ thể. Theo đông y sâm Bố Chính có tác dụng chữa các bệnh như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, tinh thần bất an, cải thiện sức khỏe, tăng sức dẻo dai. Ngày nay sâm Abelmoschus sagittifolius được dùng như thuốc bổ. Được mệnh danh là sâm của người nghèo vì tác dụng không thua kém so với nhân sâm. Nhưng bù lại giá thành thấp hơn, và dùng loại sâm hoang dã thuần Việt nó mang lại chút gì đó đậm vị quê hương. Như Ông bà ta đã có câu “Nam dược trị Nam nhân”.

Thành phần của sâm Bố Chính

Qua khảo sát các mẫu sâm Bố Chính mọc hoang ở các tỉnh Quảng Bình và Gia Lai cho thấy. Rễ của cây sâm Bố Chính có chứa đường, acid béo, chất nhầy, polyphenol, saponin triterpen và các nguyên tố đa vi lượng.

Sự xuất hiện của saponin triterpen là cơ sở để khẳng định cây sâm Bố Chính có những tác dụng dược lý điển hình như họ Nhân Sâm.

Cách thu hái và sơ chế

Ở cây sâm Abelmoschus sagittifolius bộ phận có tác dụng y học nhất là rễ (củ) của cây. Có 2 cách để sử dụng sâm là sử dụng tươi và sử dụng khô.

Sử dụng tươi

Sau khi thu hoạch (cây sau 2 năm trồng có thể thu hoạch củ) đem rửa sạch với nước, để ráo. Có thể sử dụng sâm tươi để ngâm với rượu (rượu phải là rượu nếp nước đầu tiên, nếu không sâm sẽ bị hỏng). Hoặc có thể sử dụng sâm tươi để nấu cao dùng dần.

Sử dụng sâm khô

Sau khi rửa sạch, phơi (sấy) khô. Có thể tái mỏng hoặc để cả củ, sau khi khô bảo quản dùng làm thuốc.

Lưu ý

Bạn nên mua sâm Bố Chính ở các địa chỉ uy tín. Vì ngày nay do khai thác tận diệt lượng sâm ở ngoài tự nhiên không nhiều. Cần thận trọng để không mua phải sâm Công Nghiệp hoặc củ cây khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan