Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh gout
Theo y học cổ truyền, bệnh gout được gọi là thống phong. Gout là bệnh viêm khớp ở người. Với đặc điểm tăng cao nồng độ acid uric trong máu và lắng đọng các tinh thể acid uric ở khớp. Nồng độ acid uric bình thường trong máu: 3-5 mg/100ml, trong nước tiểu:0,3-0,8 g/24 giờ. Tăng acid uric là yếu tố nguy cơ chính của bệnh gout.
Nguy cơ mắc bệnh: Đàn ông có nhiều khả năng mắc bênh gout hơn phụ nữ. Những người béo phì, đái tháo đường tiền sử gia đình có người bị bệnh gout. Hoặc những người bị bệnh thận, huyết áp cao, nghiện rượu và sử dụng một số thuốc (Aspirin, thuốc lợi tiểu).
Biểu hiện của bệnh gout: Đặc trưng là sưng nóng đỏ đau. Bệnh thường xuất hiện ở các khớp, bao gồm các khớp nhỏ của bàn tay, khuỷu tay mắt cá chân, đầu gối, cổ tay. Sưng nóng đỏ đau thường xuất hiện bởi các tác nhân cơ học, thời tiết hoặc sau các bữa tiệc thịnh soạn. Nếu không được điều trị các cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và nặng hơn.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc. Người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý trong quá trình điều trị bệnh gout. Hãy cùng thuốc nam tìm hiểu nhé.
Có thể bạn quan tâm
Chữa lang ben chỉ với một nắm rau
Chế độ ăn uống đối với người bị bệnh gout
Khi đã bị bệnh gout thì người bệnh cần ăn những thức ăn mà nó không gây ứ đọng lượng acid uric trong cơ thể. Những thực phẩm nào có nhiều nhân purin khi ăn vào nó sẽ tạo ra nhiều acid uric.
Các loại thức ăn nên hạn chế
- Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều nhân purin như: Thịt, cá nạc, hải sản, gia cầm.
- Hạn chế ăn các loại phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, lòng, dồi lợn.
- Hạn chế các rau quả có vị chua, măng tây, nấm.
- Hạn chế các thức uống có nhiều nhân purin như Rượu, bia, chè, cà phê.
Các loại thức ăn nên dùng
- Uống nhiều nước, ăn các thức ăn lợi tiểu.
- Trong đợt gout cấp có thể dùng Trứng, sữa, phomat, các loại hạt.
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ làm những cơn đau không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người.