Cách chiết cành hoa hồng đảm bảo sống 100%

Giống như chiết cành ở cây cẩm tú cầu, chiết cành là một cách nhân giống cây hoa hồng rất phổ biến. Về cơ bản, chiết cành là tách cành từ cây mẹ. Để tạo thành cây con có bộ rễ hoàn chỉnh. Vẫn giữ được hoàn toàn kiểu gen, đặc tính nổi trội của cây mẹ.

Cây hoa hồng thuộc loại cây thân gỗ, cấu tạo vỏ hoàn toàn phù hợp với hình thức nhân giống chiết cành. Chiết cành hoa hồng là một kỹ thuật không hề khó. Nhưng nó cũng không phải dễ dàng cho những người mới thử lần đầu tiên.

Thời điểm chiết cành

Khoảng thời gian phù hợp nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Thời điểm này khí hậu thuận lợi, mát mẻ, mưa nhiều, độ ẩm cao.

[post_rela id=966]

Và đặc biệt đây là giai đoạn cây hoa hồng sinh trưởng sau giai đoạn ngủ đông. Chọn chiết cành thời điểm vàng này thì bạn đã nắm được 50% thành công rồi.

Dụng cụ chiết cành

  • Dao bóc vỏ. Lưu ý dụng cụ sử dụng chiết cành phải bén và đặc biệt phải được khử trùng.
  • Bao ni lon để bọc bầu đất.
  • Dây buộc bao ni lon.
  • Giá thể. Có thể là hỗn hợp đất sạch + vỏ trấu (xơ dừa) hoặc sử dụng rễ cây lục bình. Nếu sử dụng rễ cây lục bình thì phải ngâm nước rửa sạch và phơi khô. Trước khi dùng để bao vào vết bóc vỏ thì ngâm vào nước kích rễ khoảng 30 phút.

Cách chiết cành

Kỹ thuật chiết cành không cần bầu đất

Bạn chọn một cành hoa hồng ngay gần sát gốc cây. Đảm bảo cành không quá già hoặc quá non. Cành khỏe, không có mầm bệnh. Cành có độ tuổi 4 đến 5 tháng tuổi là phù hợp.

Tính từ đầu ngọn về phía gốc khoảng 20 cm, bạn bóc một khoanh vỏ. Độ rộng của khoanh vỏ khoảng 1,5 – 2 cm là thích hợp. Đảm bảo rằng bạn đã bóc sạch vỏ, kể cả lớp màng mỏng.

Tốt nhất sau khi bóc vỏ bạn nên dùng dao cạo xung quanh phần thân gỗ đến lúc lộ ra màu trắng là được. Vì lớp màng mỏng là tầng sinh mô. Nếu bạn không bóc được lớp đó thì kể cả sau khi bị vùi vào đất (bọc đất) thì cây vẫn liền da. Và tất nhiên là không mọc rễ, quá trình thất bại.

Sau khi bóc lớp vỏ bạn kéo cành xuống sát đất, cố định cành cần chiết. Và vùi hoàn toàn phần bóc vỏ xuống đất. Khoảng 15 ngày sau khi vùi xuống đất thì cây bắt đầu ra rễ. Để bộ rễ hoàn chỉnh và tự hút được chất dinh dưỡng (nếu cắt ra khỏi cây mẹ) mất khoảng 40 ngày.

Nếu vào mùa mưa thì không cần tới nước. Ngược lại cần bổ sung nước thường xuyên khi vào mùa khô.

Kỹ thuật chiết cành có bầu đất

Về cơ bản thì chiết cành có bầu giống với chiết cành không có bầu nêu ở trên. Điểm khác biệt là thay vì vùi phần bóc vỏ xuống đất thì ta bọc vào đó một bầu đất hoặc bầu rễ cây lục bình.

Chiet canh

Cành chiết không ra rễ vì trước đó không bóc sạch lớp màng mỏng dưới vỏ (tầng sinh mô)

Công đoạn bóc vỏ như nêu ở trên. Nhắc lại 1 lần nữa là bạn phải bóc sạch vỏ, kể cả lớp màng mỏng dưới vỏ. Vì đó là tầng sinh mô. Nếu bỏ qua lớp đó thì cây sẽ liền vỏ và không ra rễ.

chiet canh

Vết bóc sau 1 tuần

Sau khi bóc sạch vỏ khoảng 1 tuần bạn bọc vào đó một bầu đất hoặc bầu rễ lục bình. Đảm bảo buộc chặt và kín bầu. Để tránh bị xoay khi gió thổi và bị thoát hơi ẩm ra ngoài.

Phương pháp này có lợi thế là dễ dàng quan sát được sự ra rễ của cây. Thường sau khoảng 20 ngày sau khi bọc đất cây bắt đầu ra rễ.

canh chiet

Cành chiết sau 40 ngày

Lưu ý

Cây chiết cành có bộ rễ tương đối yếu (tương tự như cây hồng rễ trần). Vì vậy sau khi cắt cành chiết xuống, bạn nên cắt bớt cành và lá. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nuôi cây. Giai đoạn đầu để cây ở trong bóng mát rồi đem ra nắng từ từ.

Sau 1 tháng trồng cây sẽ cho lứa nụ đầu tiên, bạn nên cắt bỏ lứa nụ đầu để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Kể từ lứa hoa thứ 2 cây cho hoa bình thường. Theo dõi mầm bệnhtưới nước để cây hồng của bạn luôn khỏe mạnh. Chúc bạn thành công!

5/5 - (34 bình chọn)

Bài viết liên quan

5 Comments

  1. Vườn hoa hồng
    11 Tháng Tám, 2019
  2. Nghe Tri
    13 Tháng Tư, 2020
  3. Dung Ngã
    23 Tháng Năm, 2020
  4. Dung ngã
    2 Tháng Tám, 2020
    • Thu Mai
      26 Tháng Một, 2021

Thêm bình luận