Thực trạng nhiễm giun ở nước ta
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm giun cao nhất ở khu vực Châu Á. Theo thống kê nước ta có khoảng 20-40 triệu người bị nhiễm giun. Đây là một con số đáng báo động về tình trạng nhiễm giun ở nước ta.
Điều này được lý giải như sau: Giun là một ký sinh trùng sống bám ở hệ tiêu hóa. Ở nước ta do tình trạng vệ sinh môi trường, tình trạng vệ sinh còn kém. Do vậy nhiều người bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn. Đa số người bị nhiễm giun đũa vì ăn thực phẩm không được nấu chín, nước uống có lẫn trứng giun. Hay thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và côn trùng. Ở trẻ em ngoài các loại giun vừa nêu trên, trẻ còn dễ mắc giun kim. Vì trẻ chơi lê la nghịch đất cát hoặc giãi vùng hậu môn rồi đưa tay lên miệng và nuốt phải trứng giun.
Khi trẻ bị nhiễm giun kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi. Phụ nữ đang mai thai nhiễm giun có thể khiến thai nhi chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Tẩy giun là công việc cần được tiến hành thường xuyên và định kỳ 2 lần / năm. Để giảm bớt những tác hại xấu mà giun gây ra cho cơ thể của cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đối với những phụ nữ mang thai hay trẻ em dưới 2 tuổi không sử dụng được thuốc tẩy giun thì phải làm sao? Hãy cùng thuốc nam tìm hiểu nhé!
Có thể bạn quan tâm
Trị cảm lạnh bằng cách nào
Tẩy giun bằng rau củ quả
- Cà rốt: Xay nhuyễn cà rốt với sữa chua để uống. Hỗn hợp này có tác dụng tẩy giun hiệu quả.
- Lá mơ lông: Lá mơ lông vắt lấy nước uống giúp trị giun đũa.
- Hạt bí ngô: Chữa sán, giun kim, giun móc. Nên ăn vào lúc đói. Chú ý bóc bỏ lớp vỏ cứng, giữ lớp màng.
- Tỏi : Bôi dịch tỏi vào hậu môn để trị giun kim.
- Rau sam: Giã nát trộn với ít muối cho dễ uống. Hỗn hợp này có tác dụng trị giun kim.
Một số sai lầm mắc phải khi tẩy giun
- Từng người trong nhà tẩy một: Nhiễm giun là bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Một thành viên bị nhiễm giun thì khả năng cả nhà bị lây nhiễm là rất cao. Trong khi đó một số gia đình lại chia thành nhiều đợt khi tẩy giun cho mỗi thành viên. Cách giải quyết này chỉ có thể loại bỏ giun cho từng người. Nhưng khả năng tái nhiễm lại tăng cao. Do vậy các thành viên trong gia đình nên tẩy giun cùng một lúc.
- Thích là tẩy: Việc tẩy giun cần được tiến hành định kỳ 6 tháng 1 lần.Thời gian quá dài hoặc quá ngắn đều không tốt. Nếu thời gian cách nhau giữa các lần tẩy là vài năm có thể không loại bỏ hết giun trong cơ thể. Ngược lại thời gian ngắn quá thuốc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.