Cây sống đời là một loại dễ sống nên dễ tìm thấy ở hầu hết các nơi ở có khí hậu nhiệt đới. Hoa sống đời mang vẻ đẹp rực rỡ căng tràn sức sống tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Nên cây thường được chọn trang trí không gian quanh ta với những ý nghĩa về phong thủy độc đáo và giàu ý nghĩa.
Bạn đã biết được bao nhiêu ý nghĩa về phong thủy về loại cây này?. Bachthao.net sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về những ý nghĩa phong thủy về cây sống đời và tác dụng hữu ích của cây sống đời trong cuộc sống hằng ngày.
Giới thiệu về cây sống đời.
Tên khoa học là Kalanchoe Pinnata (Lam), thuộc họ cây thuốc bỏng (Crassulaceae)
Thân
Cây sống đời thuộc loại thân thảo, thân cây tròn mọng nước, có màu xanh lục. Cây sống đời trưởng thành thường có chiều cao trung bình từ 50 cm đến 100 cm
Lá
Lá cây có màu xanh lục, mặt trên lá nhẵn mịn, mọng nước chứa nhiều chất nhày. Phiến lá xẻ hình răng cưa dày khoảng 0,5- 1 cm.
Lá cây mọc đối xứng nhau, cuống dài khoảng từ 2,5 đến 5 cm, lá thường mọc từ thân hoặc từ các cành bên.
Hoa
Hoa sống đời nở quanh năm nhưng nở rộ nhất vào mùa xuân ( khoảng tháng 2 đến tháng 5). Hoa thường có từ 4 đến 5 cánh xếp chồng vào nhau và mọc thành từng chùm . Chùm hoa thường được phát triển từ ngọn cây hoặc từ cành bên của cây.
Hoa sống đời khá là bền, mỗi lần rộ hoa giữ được khoảng từ 2-3 tháng hóa mới tàn.
Hoa sống đời có nhiều màu sắc nổi bật và rất đẹp. Năm sắc hoa thường gặp: Đỏ, vàng, cam, hồng hoặc trắng.
Phân loại cây sống đời.
Cây sống đời được chia thành 2 loại chính:
Sống đời đơn
Cây sống đời đơn hay còn gọi là cây sống đời ta (cây bỏng hay bông lồng đèn). Cây rộ hoa quanh năm, hoa có màu đỏ rực.
Sống đời kép:
Ngày nay nền nông nghiệp Việt Nam phát triển từ cây sống đời ta cấy, ghép nhân giống được nhiều giống cây sống đời đẹp. Nhưng loại ưa chuộng trên thị trường hiện nay là cây sống đời kép.
Cây sống đời kép hay còn gọi là bông trổ lồng đèn. Hoa to và rất đẹp thường nổ rộ vào dịp tết Việt Nam.
Nên được chọn là loại cây trang trí ngày tết tạo không gian ấm cúng gần gũi
Cây sống đời kép có 3 loại:
Sống đời Đà Lạt
Sống đời Đỏ
Cây sống đời năm màu
( Cây cho hoa nhuyễn, với năm màu sắc khác nhau như đỏ, vàng , da cam, hồng hoặc trắng).
Có thể bạn quan tâm
Cúc Đồng tiền - loài hoa may mắn rước giàu sang phú quý vào nhà
Ý nghĩa phong thủy của cây sống đời.
Như chúng ta đã biết, cây sống đời là một loại cây sinh sản bằng hình thức vô tính. Ta chỉ cần lấy một chiếc lá già hay một phần của lá để lên trên mặt đất ẩm ướt. Sau khoảng 1-2 tuần sau đó bắt đầu xuất hiện những cây con li ti mọc xung quanh lá.
Mỗi rặng răng cưa sẽ mọc lên mọc lên một cây con. Ngoài ra cây sống đời còn có khả năng tạo ta cây con từ thân hoặc từ phần rễ xung quanh thân cây.
Có lẽ chính vì lí do này mà cây sống đời mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó biểu tượng cho sức sống trường tồn, mãnh liệt.
Việc đặt một chậu hoa sống đời trong không gian sống vừa trang trí, vừa mang nhiều ý nghĩa phong thủy.
1. Ý nghĩa đối với gia đình:
Cây sống đời nguyên thủy được dùng để bàn trong phòng khách hay cây trang trí phòng ngủ hay ban công. Bởi vì cây sống đời phong thủy dễ sống và cho hoa đẹp với nhiều màu sắc rực rỡ.
Để một chậu hoa sống đời phong thủy trong nhà vừa thể hiện tình cảm gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình. Vừa tạo một không khí trong lành ấm cúng và thoải mai.
Chúc tết bằng một chậu hoa sống đời: Như một lời cầu chúc về sức khỏe hay hạnh phúc và thành công trong một năm mới. Cầu chúc một năm mới an khang thịnh vượng sức khỏe dồi dào.
Cây sống đời phong thủy còn có ý nghĩa như một lời cầu chúc về sức khỏe khi đem tặng hoặc biếu cho người ốm. Với mong muốn người ốm sớm khỏe , luôn căng tràn sức sống như những gì ẩn chứa sau cây sống đời.
2. Ý nghĩa trong tình bạn
Do đặc điểm hoa của cây sống đời, hoa mọc thành từng chùm, mang nét đẹp giản dị, khiêm tốn, hoa bền và đẹp. Chính vì thế mà loài hoa này tượng chưng cho một tình bạn đẹp, chân thành, đoàn kết và lâu bền
3. Ý nghĩa trong tình yêu
Cây sống đời phong thủy cũng mang những ý nghĩa đẹp và cao cả trong trong tình yêu lứa đôi. Tặng một chậu hoa sống đời phong thủy cho người mình yêu thương.
Với mong muốn một tình yêu đẹp, trung thủy , mãnh liệt không bao giờ lụi tàn như sức sống của cây hoa sống đời vậy.
4. Ý nghĩa trong công việc
Cây sống cũng có nhiều ý nghĩa phong thủy quan trọng trong công việc. Nó như một yếu tố phong thủy giúp bạn vượt qua những khó khăn thử thách trong công việc. Đặt một chậu hoa sống đời trên bàn làm việc sẽ tạo cho bạn một cảm giác thoải mái, tươi tắn,…
Một tâm lí thỏai mái, vui vẻ trước khi làm một việc gì đó sẽ giúp ta hoàn thành một cách có hiệu quả tốt nhất. Cây sống đời phong thủy giúp mang lại những thành công trong công việc.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một món quà giữa các đồng nghiệp với nhau. Tặng hoa sống đời kèm theo lời cầu chúc thành công trong công việc!
Có thể bạn quan tâm
Đương Quy - Thảo dược tuyệt vời dành cho phụ nữ!
Công dụng của cây sống đời.
Bên cạnh những ý nghĩa về phong thủy trên cây sống đời còn mang trên mình rất nhiều dược chất tốt. Những dược chất có rất nhiều tác dụng trong những bài thuốc dân gian.
Tất cả các bộ phận như thân, cành, lá,… của cây sống đời đều tốt và được dùng làm thuốc. Nhưng có lẽ hữu hiệu và được sử dụng nhiều nhất có lẽ là lá già của cây.
Trong lá cây có chứa nhiều thành phần quý như: một lượng lớn Kaempferol 3-glucosid, acid malic, isocitric, một ít Quercetin 3-diarabinosid,.
Thành phần axit trong cây như Acid izoxitric, acid p-cumaric, Oxalic, Acid pyruvic, Acid cis-aconitic,….
Ngoài ra ở lá cây sống đời người ta còn tìm thấy một hoạt chất là bryophylin-là một hoạt chất có tác dụng kháng viêm, sưng,… thường dùng trong việc chữa các bệnh viêm loét, đau dạ dày.
Công dụng của cây sống đời được phân làm 2 nhóm chính;
Theo đông y:
Cây sống đời có công dụng điều trị các vết bỏng ngoài da rất tốt. Chỉ cần lấy 1-2 lá bỏng còn tươi nghiền nát, sau đó đắp vào vùng da bị tổn thương do bỏng.
Lá cây sống đời có công dụng làm mát, xoa dịu được vết rát do bỏng gây ra. Chính vì lí do này mà cây sống đời có một tên gọi khác là cây lá bỏng.
Ngoài ra , cây còn có tác dụng cầm máu, giảm đau, sưng viêm, kích thích lưu thông máu, đào thải độc tố cho cơ thể.
Cây sống đời có thể chữa các bệnh như: bệnh trĩ nội, điều trị chứng viêm mũi, viêm xoang nhẹ, trị viêm họng, trị đau mắt đỏ, giảm đau lưng và đau nhức các khớp xương, chữa được chứng tắt tia sữa hay gặp ở những bà đẻ mới sinh.
Bên cạnh đó cây còn có tác dụng trong việc làm đẹp da: làm mờ các vết thâm, sẹo, nám dó bị cháy nắng; trị được mụn trứng cá. Tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc điều trị các vết bỏng
Theo y học hiện đại:
Tác dụng đối với gan: Nước ép từ lá cây sống đời tươi có tác dụng cải thiện tốt tình trạng vàng da và nhiễm độc gan do CCl4 ( dùng nước ép từ lá cây sau một thời gian tình trạng nhiễm độc được cải thiện rõ rệt).
Tác dụng đối với thận: Lá cây sống đời có đặc tính như một chất oxy hóa mạnh nó có tác dụng là giảm tác động tiêu cực của thuốc kháng sinh Gentamicin tới thận.
Tác dụng đối với hệ hô hấp: dịch chiết được từ dịch lá cây sống đời có khả năng kích thích, duy trì sự ổn định của hệ miễn dịch, ức chế phản ứng dị ứng xảy ra ở hệ hô hấp.
Cách trồng và chăm sóc cây sống đời.
Có hai phương pháp nhân giống cây sống đời:
Nhân giống theo phương pháp sinh sản vô tính :
Giâm lá, giâm cành, tách chiết cây con
Nhân giống theo phương pháp sinh sản hữu tính :
Gieo trực tiếp hạt cây xuống đất trồng
Cây sống đời tuy có sức sống mãnh liệt dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, nếu ta muốn có một cây sống đời khỏe mạnh cho ta những chùm hoa to và đẹp thì khâu chăm sóc cây giữ vai trò quyết định.
Đầu tiên là khâu chuẩn bị:
Nhân giống bằng phương pháp giâm lá hoặc giâm cành thì trước hết ta cần chọn những phiến lá to, mọng, nhiều mắt răng cưa và những cành to.Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt thì ta nên chọn những loại hạt to và mẩy để tăng khả năng nảy mầm.
Có thể bạn quan tâm
Hoa mẫu đơn đỏ - Cách trồng cho hoa nở "SIÊU ĐẸP"
Đất trồng : nên trộn đất theo tỷ lệ: Đất : tro trấu : xơ dừa : vôi bột theo tỷ lệ 1:1:1:1 để tạo được đất có độ tơi xốp nhất định.
Tưới nước:
Khi cây còn non, tưới nước 2 lần/ngày, vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tối cung cấp đủ nước cho giai đoạn đầu để cây con nhanh phát triển, khi cây phát triển được khoảng 2-3 tầng lá thì ta có thể bớt lượng nước lại tưới 1 lần/ngày vào mỗi buổi chiều.
Bón phân :
Đối với cây sống đời thì việc bón phân cũng không quá khó và phải bón quá nhiều. Nếu lá cây còn xanh mướt thì ta không nên bón nữa. Thông thường sau 5 ngày kể từ khi trồng ta chỉ cần bón một ít phân chuồng ủ mục xung quanh phần gốc của cây.
Tiếp đó, 15 ngày kế tiếp ngâm bánh dầu và NPK vào nước, sau đó tưới vào phần gốc cây. Chú ý khi tưới không nên tưới vào phần trên của cây vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình ra hoa của cây.
Bấm ngọn:
Việc bấm ngọn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển tốt và đẻ được nhiều nhánh hơn, có nhiều hoa hơn. cách bấm rất đơn giản, ta chỉ cần dùng kéo bấm cành bấm bỏ đi 2-3 cm phần ngọn của thân chính.
Phòng ngừa các loại sâu bệnh:
Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây sống đời: rầy lá, sâu lá, rầy mềm, bộ trĩ,…Nên khi thấy có những loại bệnh trên t nên kịp thời phun hoặc xịt các loại thuốc trừ sâu bệnh, Shezol, Cyper, Ofunack hoặc confider.
=> Trồng cây sống đời không quá khó chỉ với những thao tác đơn giản trên là ta đã có ngay một cây hoa sống đời khỏe mạnh cho những bông hoa đẹp .
Trên đây là những chia sẻ của Bachthao.net về ý nghĩa phong thủy của cây sống đời cùng những tác dụng của cây.
Ngoài cây sống đời bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết về cây lô hội và cây trà xanh. Hai bài viết này mình thấy khá là hay và nhiều công dụng trong cuộc sống của chúng ta.
Theo: Thu Hà