Nhắc đến Hà Nội mùa thu, người ta thường nghĩ ngay đến hương hoa Sữa “nồng nàn đầu phố đêm đêm”. Nhưng mùi hương đó lại đang trở thành ám ảnh khủng khiếp với những hộ dân sống cạnh tuyến phố hoa. Không chỉ ở Hà Nội mà ở một số tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Quảng Nam… Hoa sữa được trồng khắp nơi với số lượng dày đặc. Nó trở thành mối nguy hiểm rình rập đến sức khỏe, tính mạng người dân.
Hoa sữa có nguồn gốc từ đâu?
Ở một số vùng gọi loại cây này là mò cua. Chúng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Úc, Ấn Độ… Hoa sữa là thực vật nhiệt đới, cây gỗ nhỡ và sinh trưởng rất nhanh. Cây trưởng thành cao hơn 50m. Nếu chúng sống trong môi trường tự nhiên cây có thể phát triển lên đến 200 – 1000m. Trong Phật giáo, cây mò cua cũng được xem là loài cây của sự giác ngộ. Ở một số chùa bạn sẽ thấy sự xuất hiện của nó. Nhiều người quan niệm, hoa sữa là loài cây tâm linh mang ý nghĩa về sự bình an. Muốn có được tâm hồn thoải mái nên ngửi mùi hoa hoặc dùng hoa đặt trong nhà.
Nhầm lẫn tai hại về tác dụng chữa bệnh của hoa Sữa
Theo nhiều nghiên cứu y học, hoa Sữa là loài có vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, binh suyễn, chỉ khát, triệt ngược (sốt rét muỗi truyền) phát hãn, kiện vị. Đây là một loại cây có giá trị vì chữa được nhiều loại bệnh, ví dụ như:
- Ung thư
- Kích thích tăng tiết sữa
- Trị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa
- Trị táo bón, tiêu chảy
- Làm đẹp da, hạn chế vết nhăn…
Thực ra đây đều là những thông tin không có căn cứ, được phát tán tràn lan trên các trang web không chính thống và chưa được bất cứ bác sĩ, dược sĩ nào khẳng định. Thậm chí, theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội khẳng định, những điều này là hoàn toàn không đúng.
Hoa Sữa không phải là một vị thuốc trong Đông Y. Ngược lại, trong thành phần của loài hoa này còn có chứa một số độc tố có thể gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là nếu tiếp xúc, hít ngửi phải quá nhiều. Đã có rất nhiều trường hợp bị dị ứng, nhiễm độc vì ngửi mùi hoa này.
Trường hợp nếu loại cây này có thể chữa bệnh thì trước khi dùng phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ một cách cẩn thận. Tuyệt đối không tự sáng chế ra các loại thuốc tùy tiện. Nhiều người thường phơi khô hoa sữa rồi trộn chung với các thảo dược. Sau đó nấu nước uống mỗi ngày, một số khác dùng vỏ cây hoa sữa sắc để làm thuốc chữa bệnh. Ít ai biết rằng trong loại nước này có chứa các độc tính cực kỳ nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
Cây Ngô đồng ăn phải quả sẽ bị ngộ độc gan gây tử vong
Điều gì xảy ra nếu bạn hít phải hương hoa Sữa quá nhiều?
“Tác hại lớn nhất của hoa Sữa chính là mùi hương nồng nặc đến khó chịu. Nếu ngửi nhiều quá sẽ có nguy cơ bị dị ứng, gây ho, hen suyễn, mẩn ngứa, nổi mụn…”, Lương y Vũ Quốc Trung cho biết.
Chính mùi hương quá nồng của hoa Sữa đã khiến nhiều người cảm giác nhức đầu, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có cơ địa dị ứng.
Hoa Sữa còn khiến những người có tiền sử bị bệnh như viêm phế quản, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa có nguy cơ tái phát bệnh hoặc bệnh trầm trọng hơn nếu hít phải hương hoa quá nhiều. Biểu hiện có thể rất đa dạng, từ dị ứng hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nước mắt… Hướng xử lý là ngay lập tức di chuyển xa khỏi cây hoa để tránh ngửi phải hương hoa Sữa. Với những người không có cơ địa dị ứng thì “hậu quả” nhẹ nhàng, ít bị ảnh hưởng hơn, chỉ bị nhức đầu tạm thời, mệt mỏi, buồn nôn nhẹ.
Thực tế…
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, nếu trồng ít và thưa thì hoa Sữa sẽ có mùi hương nhẹ dịu, thoang thoảng khá dễ chịu. Tuy nhiên, nếu trồng mật độ dày, tập trung vào một khu vực, phấn hoa phát tán nhiều có thể gây dị ứng, khởi phát cơn hen.
Có thể bạn quan tâm
10 cách chữa sâu róm đốt cho trẻ hết ngứa nhanh
Ngửi hoặc sử dụng hoa sữa để chữa bệnh một cách tùy tiện còn dẫn đến tử vong. Đặc biệt, với một số người cơ địa yếu, dễ mẫn cảm hay sức đề kháng kém.
Hoa Sữa là một loài hoa đẹp, có hương thơm thanh thoát đã đi vào nhiều trang thơ và nhạc lãng mạn, bay bổng. Nhưng chúng ta đang biến loài hoa thơ mộng này thành nỗi “ác mộng” bằng cách tập trung chúng lại một chỗ. Chỉ cần trồng cách xa nhau một chút, mỗi cây hoa sẽ trở thành một nguồn hương dịu dàng và đáng nhớ biết bao nhiêu!