Tác giả Lê Thị Khỏe – Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam chia sẻ những kỹ thuật bón vôi, xử lý ra hoa và các kỹ thuật mới khi trồng cây có múi.
Cây rất cần vôi
Vôi không chỉ cung cấp lượng canxi cho cây mà còn có tác dụng ngắn chạn sự suy thoái của đất, khử mặn, ngắn chặn nấm bệnh, phát huy tác dụng của phân hữu cơ và thuốc diệt cỏ.Nếu thếu vôi, cây dễ đổ, gãy, sâu bệnh tấn công, trái bị nứt, lá quan queo và chết khô. Đối với đất canh tác tại ĐBSCL hầu hết đều thiếu calci, vì vậy cần bón một lượng vôi đá hoặc vôi tôi hàng năm (1 lần/năm) để cung cấp calci cho cây, lượng phân bón trong mùa mưa là 30 – 50 kg/công. Để hạn chế độ mặn tại các vùng đất phèn nên bón CaO rửa mặn, đối với đất mặn không phèn bón CaSO4 liều lượng 30 – 50 kg/công. Rải đều một lớp phân trên đất, tưới nước ngọt dưa thừa để rửa mặn.
Đồng Bằng sông Cửu Long
Tại ĐBSCL đất chua khi suy thoái tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, các bệnh vàng lá, thối rễ và chảy mủ thân…. Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của nấm bệnh là bón vôi cải tạo đất.
Đất trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển như bệnh vàng lá, thối rễ, chảy mủ thân… ngày càng trở nên nghiêm trọng tại ĐBSCL. Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của các loại nấm bệnh này là bón vôi cải tạo đất. Thông thường có thể bón hàng năm vào thời điểm sửa soạn đất hoặc bón liều cao 100 – 200 kg/công nhưng vài năm mới bón lại một lần. Giúp vi khuẩn có lợi trong đất phát triển, giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, giúp giữ chất mùn không bị rửa trôi… Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%, vì vậy bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là super lân sẽ làm tăng hữu dụng phân lân.
Có thể bạn quan tâm
Cây Dừa – món giải khát kích độc khiến mẹ bầu dễ sảy thai
Chú ý phân bón hữu cơ đối với cây có múi
Phân hữu cơ đóng vai trò quan trọng đối với cây có múi, phân hữu cơ giúp cải thiện đặc tính hóa lý của đất và tăng độ phì nhiêu, tăng hàm lượng hữu cơ và khả năng giữ nước, giữ phân…đặc biệt là thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất – thành phần giữ vai trò quan trọng. Giúp ổn định năng suất cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm.
Các loại phân hữu cơ như: Phân chuồng, rác, vi sinh, phụ phẩm nông nghiệp , bánh dầu…nên chú trọng sử dụng. Bón lót phân hữu cơ trước khi trồng, bón sau khi thu hoạch.
Sau 1-3 năm trồng tiến hành tạo tán cho cây, cắt tỉa cành sau thu hoạch. Áp dụng phòng trừ bệnh dịch tổng hợp (IPM), hạn chế sử dụng thuốc BVTV, nên chuyển sang các loại thuốc nguồn gốc thảo mộc, sử dụng nấm Trichoderma, trồng cây chắn gió, thiết kế vườn phù hợp …
Xử lý ra hoa không dùng thuốc ở cây có múi
Áp dụng bằng cách nảy lá, sau thu hoạch tiến hàng vệ sinh vườn, dọn cỏ, quyét vôi gốc. Bón phân lần 2 với đạm, lân, kali cao, tùy theo tuổi và tốc độ sinh trưởng để bón liều lượng phân phù hợp.
Khi cây không còn non, xuất hiện lá già úa, tiến hành tỉa lá trên cành cho trái. Đây là kỹ thuật đơn giản giúp cho trái theo vị trí mong muốn thuận tiện cho chăm sóc và thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Hoa giấy, kỹ thuật cắt tỉa cành và chăm bón cho hoa nở quanh năm
Bà con cũng có thể áp dụng biện pháp xiết nước để kích thích ra hoa: Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành sâu bệnh, quyets vôi gốc va fthana cây, bón phân…Sau lần bón phân thứ 2 kết hợp vét bùn gốc và mặt, ngưng nước tạo khô hạn hoặc rút khô nước trong vườn trong năm để tạo “sốc” cho cây. Thực hiện xiết nước trong 3 tuần, tới khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương cách mặt đất khoảng 20 -30 cm trong 12 giờ. Sau đó rút bớt còn khoảng 50 – 60 cm để không làm hại rễ.
Áp dụng tưới nước trở lại với lượng nước đủ để giảm hiện tượng ra đọt non. Tưới 2-3 lẫn mỗi ngày liên tục trong 3 ngày, ngày tứ tư tưới 1 lần/ngày. Từ 7-15 ngày sau khi tưới cây sẽ ra đọt non và nụ hoa, thời gian này tưới cách ngày.
Sau ngưng tưới nước, nếu cây ra tược non, có thể dùng các loại phân bón như MKP (0-52-34), KNO3… phun lên cây giúp lá non mau thành thục.