Phân biệt các loài rắn độc ở nước ta

Cùng thuốc nam tìm hiểu loại rắn độc thường gặp ở Việt Nam

Rắn hổ: hổ mang bành, hổ chúa, cạp nong, cạp nia gây liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong

Rắn lục: lục xanh, lục tre, khô mộc, chàm quạp. Rối loạn đông máu là nguyên nhân gây tử vong.

Rắn biển (rắn đẻn)

Khi bị rắn cắn

Rắn hổ cắn

Rắn hổ mang bành

Rắn hổ mang bành

Tại chỗ

  • Phù nề thường do hổ mang bành, hổ chúa
  • Hoại tử thường do hổ mang bành cắn
  • Không có dấu hiệu gì: cạp nong, cạp nia

Toàn thân

  • Sụp mi, dãn đồng tử, liệt nhãn cầu, khó thở, liệt hô hấp, liệt tứ chi: rắn cạp nong, cạp nia cắn.
  • Tiêu cơ, đái ít, suy thận: rắn hổ mang bành, hổ chúa cắn.

Rắn lục cắn

Rắn lục

Rắn lục

Tại chỗ

  • Vài phút sau khi bị cắn sưng tấy nhanh kèm theo hoại tử lan tỏa.
  • Sau 6 giờ toàn chi sưng to, tím.
  • Sau 12 giờ hoại tử, phỏng rộp.

Toàn thân

  • Chóng mặt, lo lắng, tình trạng sốc.
  • Chảy máu khắp nơi: tại vết cắn, nơi tiêm truyền. Nặng có thể xuất huyết não.
  • Nôn, ỉa máu đái máu.
  • Suy thận cấp do tiêu cơ.

Rắn biển cắn

Rắn biển

Rắn biển

Tại chỗ

  • Thường không đau hoặc đau chút ít nơi vết cắn

Toàn thân

  • Đau ở bắp cơ (đặc biệt những cơ lớn và ở cổ), khi cử động càng đau.
  • Sụp mi, đồng tử dãn.
  • Miệng: lưỡi dày lên, khó cử động, quanh miệng tê bì, nuốt khó, co giật cơ hàm.
  • Khó thở, vã mồ hôi, đái ít hoặc vô niệu.
Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận