Sá sùng – 1 đặc sản ẩm thực quý hiếm từ biển cả

Nếu bạn được sinh ra tại các miền quê ven biển, ắt hẳn bạn đã biết đến một loài sinh vật có tên gọi: sá sùng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao này. Cùng bachthao.net tìm hiểu về sá sùng ngay sau đây.

Sá sùng là gì?

Sá sùng là những sinh vật giống giun. Chúng thường đào hang đôi khi được nhìn thấy trên mặt đất ở tất cả các bờ biển của chúng ta. Khi bị co lại, da có nhiều nếp nhăn của chúng trông giống như kết cấu của vỏ lạc (đậu phộng) bị dính nước.

Hầu hết chúng chỉ dài khoảng 5 đến 10 cm, cá biệt có những con phát triển lên đến 20 hoặc 30 cm. Một số đào hang trong bùn, trong khi những con khác ẩn náu trong các kẽ hở hoặc vỏ ốc bị bỏ hoang.

hình ảnh sá sùng khô
Bạn đã biết đến sá sùng chưa?

 

Điểm đặc biệt của loài sá sùng là có một ống dài ở đầu trước của chúng. Phần này được gắn vào phần còn lại của cơ thể. Giống như đầu ngón tay của chiếc găng tay, các ống này có thể vươn ra ngoài thân hoặc thụt vào sâu bên trong thân. Miệng sá sùng ở cuối ống, có xúc tu bao quanh.

Các xúc tu được bao phủ bởi lông mao và chất nhầy. Các hạt thức ăn được tập hợp lại bằng các xúc tu và sau đó toàn bộ phần ống được rút vào trong thân. Các hạt thức ăn được ăn, hoặc lông mao trên xúc tu chuyển các hạt theo đường đi vào miệng.

Sử dụng tập tính này, sá sùng có thể thu thập thức ăn trong khi cơ thể mềm của chúng vẫn được che giấu một cách an toàn. Một số cũng sử dụng “ống” để đào hang. Một số thậm chí còn sử dụng “ống” của mình để bơi!

Sá sùng thường phân bố ở đâu?

Sá sùng tươi

 

Giống như các loài thủy sản khác, sá sùng phân bố ở hầu khắp các đại dương. Chúng được tìm thấy ở cả môi trường sống ở nước lạnh và nước ấm, ở tất cả các độ sâu giữa vùng triều và 6.860 mét. Đôi khi, bạn có thể nhìn thấy chúng trên một số bờ biển ở nước ta.

Chúng thường gặp hơn ở rừng ngập mặn. Một số khác sống trong hang trên các nền đất yếu (cát hoặc bùn). Trong khi những con sá sùng khác lại sống trong các khe đá, vỏ sò rỗng, hoặc ống giun.

Một số làm nhà của chúng trong tảo hoặc trong các loài thực vật sống trong nước. Trong san hô, hoặc giữa rễ của cỏ biển hoặc cây ngập mặn.

Các chất dinh dưỡng có trong sá sùng

Protein

Protein là thành phần thiết yếu để hình thành các tế bào và mô của cơ thể. Mức độ cao của protein trong sá sùng được cho là do một lượng lớn phù sa lắng đọng trong môi trường sống của chúng.

Sá sùng chứa nhiều protein

 

Hàm lượng protein chứa trong sá sùng có thể lên tới 18%. Nên người ta sử dụng sá sùng như một hình thức bổ sung protein hiệu quả.

Chất béo

Hàm lượng chất béo trong loài động vật này cứ 10 gam sá sùng tươi chứa 1,2766%. Có sự thay đổi về giá trị hàm lượng chất béo của sá sùng là do hàm lượng nước có trong mỗi con, môi trường sống, kích thước và dinh dưỡng.

Sá sùng chứa 12 axit béo bão hòa, 5 axit béo không bão hòa đơn, và 13 axit béo không bão hòa đa.

Khoáng chất

Dựa trên kết quả phân tích hàm lượng tro trên sá sùng thì có khoảng 0,3 gam khoáng chất có trong 5 gam sá sùng tươi. Mỗi cá thể sá sùng có thể có những khả năng khác nhau trong việc điều hòa và hấp thụ khoáng chất. Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng khoáng chất có trong loài sinh vật này.

Hàm lượng khoáng chất thu được từ sá sùng còn bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về thói quen ăn uống và môi trường mà nó sống. Nền cát ở đáy nước chứa nhiều khoáng chất khác nhau. Như sắt, magiê, canxi, natri, phốt pho và các khoáng chất khác.

Chất xơ

Sá sùng còn chứa chất xơ

 

Theo một nghiên cứu mới đây được công bố tại IOP (Chuỗi hội nghị Khoa học về Trái đất và môi trường). Cứ 4 gam sá sùng tươi thì cung cấp khoảng 0,6% nhu cầu chất xơ cho cơ thể. Hàm lượng chất xơ trong sá sùng thay đổi tùy theo môi trường, tuổi và giới tính.

Giá trị của sá sùng

Sá sùng là một sản phẩm biển khô chứa đầy vị umami, một vị ngọt đậm đà. Nếu bạn thêm sá sùng vào nồi, nước dùng sẽ trở nên thơm một cách đặc biệt.

Đó là một giải pháp tuyệt vời thay thế cho bột ngọt. Các đầu bếp miền Bắc thêm sá sùng khô vào nước dùng bún thịt như bún thang kết hợp thịt heo, gà, mực khô, tôm khô.

Chế biến sá sùng như thế nào?

Đầu tiên bạn cần rửa sạch sá sùng vì chúng thường bám rất nhiều cát. Sau đó, rang chúng trong chảo khô. Sử dụng lửa vừa và đảo và lắc chảo cho đến khi bạn ngửi thấy mùi thơm của sá sùng. Chúng sẽ phồng lên một chút và sẫm màu hơn.

Sá sùng khô

 

Để nguội trên đĩa, rũ sạch (nếu còn) cát và sau đó bẻ thành từng phần. Cuối cùng cho chúng vào nồi nước dùng phở của bạn. Đối với mẻ phở thông thường, người ta thường dùng khoảng 8 con sá sùng thô. Nước dùng cũng không cần nêm thêm với hạt nêm hay mỳ chính mà vẫn có vị ngọt thanh tự nhiên.

Có thể tìm mua sá sùng ở đâu?

Nếu bạn ở gần các chợ trong các khu du lịch biển, bạn chắc hẳn sẽ tìm mua sá sùng được ở các chợ đó. Ở Hà Nội, bạn có thể mua sá sùng tại chợ đầu mối Đồng Xuân, trong khu thực phẩm khô tại một tòa nhà phía sau khu chợ chính.

Giá bán 1 cân sá sùng khô trên thị trường dao động từ 2.500.00 đến 2.700.000 VNĐ/1kg.

Việc sử dụng sá sùng để thay thế cho hạt nêm hay mì chính đang dần phổ biến hơn. Hãy thử một lần nhâm nhi nước dùng phở được chế biến từ sá sùng để cảm nhận vị ngọt thanh đặc biệt mà loài hải sản này đem lại nhé!

Theo: Minh Ngọc.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận