Cây trầu bà, ý nghĩa phong thủy, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Tương tự như cây phát tài, Cây trầu bà là một loại cây cảnh trong nhà cực kỳ khỏe mạnh. Với thân buông rủ mềm mại, sắc lá hình trái tim xanh mượt, dễ trang trí ở bất kỳ đâu. Không chỉ vậy, cây trầu bà còn rất ý nghĩa, mang đến niềm vui, xua tan điều bất lành cho gia chủ. Tuy nhiên, loại cây này lại rất độc nếu không may ăn phải sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Tham khảo bài viết để trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết nhất nhé.

Cây trầu bà sinh trưởng rất mạnh mẽ

cây trầu bà trong vườn ươm
Cây trầu bà trong vườn ươm

Cây trầu bà thuộc loại cây leo rủ, lá xanh quanh năm và có tuổi thọ rất cao. Cây có tên tiếng anh là Scindapsus aureus, tên khoa học là Philodendron spp. Chúng có nguồn gốc từ đảo Salomon bên bờ Thái Bình Dương.

Đặc điểm thân cây tròn mập, trên thân có rễ móc, chiều dài khoảng 0.5-4m. Phần lá có hình trái tim rất bắt mắt, hơi nhọn ở đầu, lá màu xanh bóng hoặc ánh vàng. Lá trầu bà dầy bóng, có vân, mặt dưới thường nhạt hơn mặt trên. Cây trầu bà có thân lá mền mại nên rất thích hợp trồng chậu treo, buông ở cửa sổ hoặc ban công. Không chỉ vậy loại cây này còn có cả hoa. Hoa trầu bà mọc thành chùm có màu xanh hòa lẫn sắc lá rất đẹp mắt. Nếu bạn là một người yêu thích mảng xanh, có tâm hồn lãng mạn. Chắc chắc loại cây này sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm vui, thú vị đấy.

Cây trầu bà có lợi ích và tác hại gì?

Cây trầu bà treo tường

Cây trầu bà trong phong thủy có tác dụng lớn để giải tỏa sát khí, mang đến niềm vui, may mắn, tài lộc cho gia chủ. Vì thế, trầu bà chậu treo thường được dùng làm quà tặng sỹ tử, trong dịp khai trương, thượng thọ… Với mong muốn đem đến cho người nhận sự đỗ đạt, tài lộc và sống lâu trăm tuổi. Là loại cây cảnh mộc mạc nhưng có nhiều giá trị, cùng điểm qua một số lợi ích dưới đây:

  • Loại cây này được Nasa đánh giá là một trong số ít cây cảnh nội thất có thể hấp thụ độc khí cực kỳ tốt. Cây có thể hấp thụ hiệu quả khí độc Fomaldehyde lên đến 75%. Ngoài ra, trầu bà còn có thể hấp thụ các khí độc gây bởi hiệu ứng nhà kính, khói thuốc. Nhờ đó mang đến không gian trong lành, thoáng mát, tránh gây nhiễm bệnh cho mọi người.
  • Cây trầu bà thường dùng để hỗ trợ điều trị bệnh thận. Tuy nhiên, không nên sử dụng làm thuốc một cách tùy tiện. Trước khi chế biến cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Theo phong thủy, trầu bà là loại cây thuộc top 1 rước vận may xua đuổi xui xẻo cho gia chủ. Nó còn được xem là quý nhân phù trợ giúp cho cuộc sống, công việc của gia chủ luôn tốt lành, thuận lợi. Bởi thế mà tại nhiều văn phòng, tòa cao ốc, hay ở các chung cư, hộ gia đình, cửa hàng… Bạn dễ dàng thấy những chậu cây trầu bà treo trang trí rất đẹp mắt. Nó mang lại sự tươi mát và cả ý nghĩa vương giả.
  • Cây trầu bà còn được treo ở hiên nhà, trên ban công để làm cảnh. Nó tạo vẻ đẹp đầy sức sống, dẻo dai cho ngôi nhà. Cây còn được trồng ở bồn cây to, leo bám giúp cho khu vườn, không gian nhà thoáng mát. Hơn nữa, bạn có thể uốn thân, tạo dáng nghệ thuật cho cây tùy thích. Mùa đông trầu bà không rụng lá nên bạn có thể thoải mái trang trí không lo quét dọn.

Cây trầu bà và những lưu ý khi chăm sóc cây trầu bà

Cây trầu bà dễ chăm sóc, trưng trong nhà rất sang trọng, bền vững. Tuy nhiên khi trồng gia chủ cần lưu ý một số điểm sau:

Cũng giống như cây hoa hồng leo, Trầu bà ưa thích ánh sáng khuếch tán, nên không chịu được nắng nóng gay gắt hay quá tối. Quá sáng hoặc nắng to làm lá cây rụng, rễ bị héo, để lâu ngày cây sẽ chết. Loại cây này cần đất nhẹ, thoáng khí để thoát nước tốt. Ưu điểm cũng nư nhược điểm của trầu bà là cần lượng nước quá nhiều trong ngày. Vì thế, bạn phải dành nhiều thời gian để chăm sóc, tưới nước trên cây. Nếu trên lá trầu bà thấy có các đốm nâu thì có nghĩa là cây đang bị thiếu nước.

Ngoài ra, bạn cần sử dụng các loại phân đa lượng bón cho cây, nên thay chậu 3-4 năm/lần, đồng thời thay 1/3 lượng đất trong chậu. Cây trầu bà và cây kim tiền là một trong những loại cây cảnh, cây phong thủy đẹp, mang nhiều lợi ích.

Cây trầu bà mang độc tố

Tuy nhiên, bạn cần chú ý, toàn bộ cây đều có chứa độc tố, nhất là phần cuống. Đối với gia đình có con nhỏ không nên để trẻ tiếp xúc, ăn, nhai hay nuốt lá cây. Nó sẽ gây bỏng rát, tổn thương nghiêm trọng đến vị trí các cơ quan nội tạng.

Trường hợp nặng sẽ khiến nạn nhân bị hôn mê, sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Tốt hơn hết, cần đặt cây ở vị trí cao, xa tầm mắt của trẻ. Bố mẹ cũng nên trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho con. Thông qua việc giới thiệu cho bé biết về loại cây này cũng như những ưu điểm, hạn chế của cây

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận