Cách phòng tránh rắn độc cắn

 

Thuốc nam sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc 3 điều cần biết để phòng tránh rắn độc cắn

Phải biết nhận dạng các loài rắn độc. Biết được môi trường sống, thức ăn, sinh hoạt, tính tình của rắn.

Một số nhận dạng:

  • Hổ mang bành: Cổ bạnh khi tấn công, sau cổ có 1-3 khoanh tròn.
  • Cạp nia: rắn khúc đen, khúc trắng.
  • Cạp nong: rắn khúc đen, khúc vàng.
  • Lục tre: đầu vồ (hình tam giác), đuôi đỏ.

Môi trường sống:

  • Rắn ở biển và cửa sông (rắn biển, đẻn).
  • Rắn sống ở cây (rắn lục).
  • Rắn sống ở đất, dưới gốc cây, tảng đá (hổ chúa). Sống trong hang chuột, hang mối (cạp nong, cạp nia, hổ bành).
  • Rắn bơi giỏi (hổ mang bành, cạp nong, cạp nia).

Thức ăn:

  • Rắn chỉ ăn mồi sống (chuột, ếch nhái, thằn lằn, rắn con, chim).

Sinh hoạt

  • Đa số rắn độc hiền, không tấn công người (trừ hổ chúa, hổ mang bành). Mùa sinh sản (tháng 4-10) hầu hết rắn đều dữ tính.

Khi gặp rắn thì nên tránh, nếu không tránh được thì không nên làm những cử động làm rắn sợ. Cần cảnh giác đặc biệt rắn sau mưa, trong mùa lũ lụt, mùa gặt hái và ban đêm.

Để đề phòng rắn biển cắn, ngư dân không nên đụng vào rắn biển, tránh bắt rắn trong lưới và trên đường đi. Đầu và đuôi rắn không dễ gì phân biệt được. Có nguy cơ bị rắn biển cắn khi bơi lội, giặt áo quần nơi đầm thủy triều, cửa sông, bãi biển.

Phải chuẩn bị những dụng cụ cần thiết khi đi rừng núi, đồng ruộng, nương rẫy.

  • Phải đi ủng hoặc giày cao cổ.
  • Mặc quần áo vài dày, đội mũ rộng vành.
  • Phải có gậy khua rắn.
  • Nếu đi đêm phải có đuốc hoặc đèn pin.
  • Phải biết sơ cứu khi bị rắn cắn.
  • Thợ bắt rắn phải dùng kẹp.

Không nên

  • Trong rừng không nên bước hoặc cho tay vào những nơi ta chưa quan sát được.
  • Không nên ngồi cạnh gốc cây, gò đống, bờ ruộng nhiều hang chuột hang mối.
  • Không nên lật tảng đá hay thân gỗ bằng tay trần (nếu cần phải dùng gậy hay chân đi giày).
  • Không nên sờ vào miệng rắn, ngay cả khi rắn đã chết, chặt đầu hoặc giả vờ chết (một số rắn giả vờ chết để tránh bị tấn công).
  • Không nên ngủ dưới đất vì rắn hay lui tới những chỗ ẩm.
  • Thường xuyên kiểm tra nhà phát hiện nơi rắn thường trú ẩn (mái lợp tranh rạ, mái hiên, tường rơm có khe nứt lớn, khoảng trống không bịt kín của ván sàn).
Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận