Cây ngô đồng là một trong những dược liệu quý hiếm, thường được sử dụng trong các bài thuốc nam. Ngoài những công dụng trong việc chữa bệnh thì loại cây này còn có ý nghĩa về phong thuỷ. Nó được xem như là mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ bởi có khả năng thu hút phượng hoàng. Vậy hãy cùng bachthao.net tìm hiểu về cây ngô đồng nhé!
Đặc điểm của cây ngô đồng
Cây ngô đồng hay còn được gọi là cây bo rừng, cây trôm đơn, là thành viên của họ Cẩm Quỳ. Loại cây này có chiều cao khoảng 50 – 500m. Nó mọc rải rác xen kẽ với một số loại cây khác như: Tim Lang, Đa, Trôm,…
Ngô Đồng có khả năng phân cành sớm, thân cây có đường kính khá rộng, từ 60 đến 80cm. Gốc sần sùi giống như các loại cây thân gỗ khác.
Đặc điểm sinh trưởng của cây rất đặc biệt. Vào mùa hè, khoảng đầu tháng tư thì lá cây có dấu hiệu ngả sang vàng. Đến hết tháng 6 lá cây sẽ rụng hết để nhường chỗ cho những bông hoa rực rỡ vào tháng 8.
Không giống như những loại cây khác, ngô đồng ra lá non vào tháng 9 và đậu quả vào tháng 10. Mùa mưa đến cũng là lúc quả của ngô đồng được phát tán khắp nơi nhờ gió, con vật. Hạt trong đất có độ ẩm cao sẽ nảy mầm thành những cây con.
Bộ phận được sử dụng làm dược liệu
Cây ngô đồng được biết đến là có công dụng tốt, dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Vậy bộ phận nào của nó có thể làm dược liệu?
Trong Đông Y người ta sử dụng lá, thân thậm chí là nhựa cây để có thể chế biến thành những bài thuốc khác nhau. Hạt và quả của cây là hai bộ phận tuyệt đối không được sử dụng. Bởi chúng có chứa một lượng lớn hoạt chất curcin, có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hoá.
Thành phần hoá học chính của cây ngô đồng
Cho đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào rõ ràng về thành phần hoá học của loại cây này. Chỉ biết rằng trong quả của ngô đồng có chứa 1 hoạt chất độc đó là curin.
Có thể bạn quan tâm
10 tác dụng của Sâm Cau “quý như vàng”
Thu hái và sơ chế cây ngô đồng
Người ta thu hái ngô đồng quanh năm. Những bộ phận được sử dụng làm dược liệu sau khi thu hái sẽ được rửa sạch. Tiếp đến sẽ đem đi phơi khô và cất trữ để sử dụng lâu dài. Ngoài việc chế biến thành dược liệu khô thì ngô đồng tươi cũng có thể được dùng để chữa trị các bệnh ngoài da.
Bảo quản dược liệu
Những bộ phận của ngô đồng sau khi được thu hái và sơ chế sẽ được bảo quản ở nơi khô ráo. Không nên để dược liệu ở những nơi có nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Địa điểm phân bố cây ngô đồng
Cây ngô đồng có nguồn gốc từ Trung Mĩ và Nam Mỹ. Ở nước ta loại cây này được phân bố rải rác từ Bắc vào Nam, từ miền núi đến đồng bằng. Tuy nhiên có một nơi mà cây ngô đồng được coi là biểu tượng của vùng đất này. Đó chính là Cù Lao Chàm.
Loại cây ngô đồng có ở mảnh đất này đã được Hội đồng Cây di sản Việt Nam chứng nhận là cây di sản. Nếu bạn đến vùng đất này vào tháng 8, bạn sẽ thấy hoa ngô đồng nhuộm đỏ vùng trời nơi đây. Cảnh sắc tuyệt đẹp khiến ai cũng phải xao xuyến.
10 công dụng của cây ngô đồng
Từ xa xưa ngô đồng đã được biết đến như một loại dược liệu tuyệt vời, mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe con người.
Chữa mụn nhọt
Mụn là tình trạng thường xuyên xảy ra ở lứa tuổi đang phát triển. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể sử dụng lá tươi của cây. Đầu tiên rửa sạch lá, cắt lấy phần nhựa. Thoa nhựa vừa lấy được lên từng nốt mụn.Áp dụng cách này đối với loại mụn sưng viêm, có mủ.
Nếu tình trạng mụn nặng hơn, bạn nên sử dụng lá ngô đồng xay nhuyễn đắp.
Tùy từng trường hợp và cơ địa mà hiệu quả có thể thay đổi khác nhau. Thông thường từ 3-5 ngày là nốt mụn đã lặn hoặc đỡ tấy đi rất nhiều.
Trị ho ra máu, ho gà
Để trị bệnh ho ra máu bạn có thể sử dụng thân hoặc cuống lá của cây. Tiến hành rửa sạch và sắc thân, cuống lá để lấy nước uống. Cách này chỉ nên áp dụng đối với những bệnh nhân có tình trạng nhẹ. Ngoài ra thì đây cũng chính là một phương pháp hữu hiệu để có thể trị bệnh ho gà.
Cây ngô đồng ngăn ngừa nhiễm trùng
Nếu bạn có vô tình bị trầy xước da hoặc đứt tay thì hãy sử dụng ngay lá ngô đồng để vết thương có thể mau lành hơn. Giã 2-3 lá thành hỗn hợp nhuyễn, lấy bã đắp lên vết thương và cố định lại bằng gạc. Mỗi ngày các bạn nên thay gạc 1 lần và tránh nước vào vết thương.
Có thể bạn quan tâm
Cây Tầm Gửi và 7 công dụng ít ai biết đến
Trị ghẻ
Hiện nay bệnh ghẻ không thường xuyên xuất hiện nhưng những năm về trước đây là bệnh ngoài da rất phổ biến. Những cái ghẻ làm tổ trên da gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
Để điều trị người ta thường dùng nước của lá ngô đồng bôi lên toàn bộ vùng ghẻ. Mỗi ngày thực hiện vài lần, kiên trì trong khoảng 5 ngày thì các nốt ghẻ sẽ lành lại. Cái ghẻ sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Chữa sa tử cung
Những phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh sa tử cung, tử cung ra gần ngoài “ cửa mình”. Để khắc phục bạn có thể làm theo cách sau. Đầu tiên cần chuẩn bị 5 lá ngô đồng. Sau đó giã nát và lấy hỗn hợp đắp lên vùng tử cung đã ra ngoài âm đạo. Tuy nhiên để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe sinh sản, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Cây ngô đồng là thuốc bổ cho nam giới
Có thể bạn chưa biết rằng, loại cây này cũng là một trong những dược liệu tuyệt vời đối với phái mạnh. Vậy tiến hành ra sao?
Thân cây sau khi rửa sạch sẽ được thái mỏng thành những lát nhỏ. Đem phơi khô hoặc sấy. Sau đó cho hỗn hợp lên bếp và sao cho đến khi vàng. Nguyên liệu này bạn có thể dùng để ngâm rượu. Đảm bảo sinh lực của đấng mày râu sẽ tăng lên gấp bội khi sử dụng loại rượu này.
Giảm sưng hạch
Đôi khi chúng ta thường bị lên hạch ở vùng cổ. Để chữa trị chúng ta cần rạch một đường ở thân cây. Sau đó hứng lấy phần nhựa và bôi lên vùng bị hạch. Kiên trì áp dụng mỗi ngày 1 lần, trong một thời gian ngắn bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả ngay thôi.
Nhuộm đen tóc
Ít ai biết rằng ngô đồng là dược liệu quý đối với tóc. Nó giúp làm đen, làm bóng và khoẻ tóc một cách an toàn và tự nhiên. Dược liệu sau khi đã làm khô đem đi đốt cháy. Lấy tro sau khi đốt trộn với dầu gội và sử dụng. Chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi của mái tóc ngay thôi.
Một số công dụng khác của cây ngô đồng
Ngoài những công dụng đã nêu ở trên thì ngô đồng còn có rất nhiều lợi ích nổi bật. Tiêu biểu phải kể đến đó là khả năng trị lòi dom, phong thấp, trĩ, lao phổi,…
Có thể bạn quan tâm
Trị tiêu chảy cực đơn giản
Cây ngô đồng cảnh
Bên cạnh giống cây ngô đồng dùng để chữa bệnh thì còn 1 giống khác có thể làm cảnh. Kích thước của loại cây cảnh này khá nhỏ, chỉ khoảng 100cm.
Hoa có màu đỏ, mọc thành từng chùm nhìn rất đẹp mắt. Hoa ngô đồng cảnh có 5 cánh và có cả hoa đực, hoa cái. Lá không có lông, màu xanh có các nhánh tủa ra như lá sen. Khi còn non lá có màu nhạt, càng về già lá càng trở nên đậm hơn. Thân cây màu nâu xám, xù xì và có sẹo.
Loại cây cảnh này được rất nhiều gia chủ yêu thích bởi nó có thể trang trí cho không gian thêm đẹp mắt. Đồng thời cũng mang ý nghĩa tâm linh, giúp gia đình có được nhiều điều may mắn, cát tường. Bạn có thể đặt cây ở bàn làm việc, hoặc trồng trong chậu trước cửa nhà để tăng thêm không gian xanh cho ngôi nhà.
Loại cây này rất dễ chăm sóc mà nuôi trồng. Là loại cây ưa sáng nên bạn có thể mang cây để ở cửa sổ hoặc ban công. Ngô đồng cảnh không cần quá nhiều nước nên mỗi ngày chỉ nên tưới 1 lần. Khi nào đất khô mới tưới tiếp để tránh cây bị ngập úng.
Đặc biệt, trong thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa bạn cần tưới nước đầy đủ để cây có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển.
Nếu không đủ tự tin để có thể chăm sóc loại cây này, bạn có thể thuê dịch vụ chăm sóc cây tại nhà nhé!
Cây ngô đồng có độc không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm hiện nay. Bởi vì thiếu kiến thức nên một số trường hợp đã gặp ngộ độc khi dùng ngô đồng.
Trong quả của loại cây này có chứa chất gây ngộ độc, đó chính là curin. Nó có thể gây hại cho gan và hệ tiêu hoá. Nếu trẻ nhỏ vô tình ăn phải hạt này có thể bị tiêu chảy, nôn ói. Trường hợp ngộ độc nặng có thể dẫn đến ức chế thần kinh.
Cách xử trí trong trường hợp bị dính độc là làm cho người bệnh nôn ra toàn bộ, nôn càng nhiều càng tốt. Sau đó lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị.
Cây ngô đồng có thể được dùng để chữa bệnh và cũng có thể xem như vật trang trí. Đây quả là giống cây chứa nhiều thú vị. Qua bài viết này các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích chứ. Hẹn gặp lại mọi người ở những bài viết sau.
Theo: Nguyễn Hiền