Rau mồng tơi & 10 bài thuốc dân gian ”hữu ích”

Rau mồng tơi đã không còn là món ăn xa lạ với gia đình người Việt. Chúng ta ăn nó trong bữa cơm hằng ngày, cùng những cách chế biến khác nhau như luộc, xào, nấu canh.

Tuy nhiên, có thể có những điều bạn còn chưa rõ về loài cây này, công dụng cũng như tác hại. Hãy cùng bachthao.net tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Tổng quan về cây rau mồng tơi

Sơ lược

Ở mỗi miền quê, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những giàn mồng tơi non mơn mởn. Loại cây này sinh trưởng rất tốt vào mùa hè, cho lá căng mọng. Phần lá và ngọn đều có thể dùng để chế biến thức ăn

Mồng tơi hay có những địa phương còn gọi là mùng tơi, là loại rau thuộc họ mồng tơi. Đặc điểm của rau mồng tơi là cây thân leo có hoa. Thân mập, lá có độ dày, cả thân và lá đều rất nhớt. Có nhiều người không thích, chỉ vì độ nhớt của loài cây này khá nhiều.

Qủa mồng tơi khi chín có màu tím đen, hình cầu nhỏ, quả mọng. Hoa mọc ở kẽ lá có màu tím đỏ nhạt hoặc màu trắng. Rau mồng tơi cần có giàn để leo, sinh trưởng và phát triển. Nó rất được đa số mọi người ưa chuộng bởi đặc điểm dễ ăn và bổ dưỡng.

Ảnh: Rau mồng tơi

Thành phần dinh dưỡng có trong rau mồng tơi;

Rau mồng tơi có giá trị dinh dưỡng rất cao và tốt cho sức khỏe. Nó cung cấp nhiều calo cho hoạt động sống, không chứa cholesterol. Thích hợp cho tất cả mọi người.

Các loại muối khoáng như natri, kali, chất xơ, cacbohydrat cũng có rất nhiều trong thành phần dinh dưỡng của rau. Ngoài ra trong rau còn có các loại vitamin như vitamin A, C, D, B6, B12, sắt và canxi bổ sung chất dinh dưỡng cho người sử dụng.

Công dụng của rau mồng tơi

Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, rau mồng tơi có nhiều công dụng trong hỗ trợ và điều trị các loại bệnh. Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, rau mồng tơi còn là một loại dược phẩm, được cả đông y và tây y sử dụng trong khám, chữa bệnh.

Theo Đông y

Rau mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt. Ngoài ra rau mồng tơi còn giúp cải thiện tình trạng ít sữa, tiểu buốt, đau mỏi xương khớp. Ở Thái Lan, loài cây này được dùng để trị một số vấn đề như nấm đốm tròn, lang ben, gàu.

Qủa mồng tơi có màu tím đen thường được dung để làm màu nhuộm thực phẩm tự nhiên rất an toàn cho sức khỏe.

Theo Tây y

Rau mồng tơi giúp giảm mỡ máu, hạ cholesteron, say nắng, làm đẹp da lợi sữa.

Chất xơ trong mồng tơi giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Muối khoáng giúp cho các hoạt động trao đổi của tế bào và các hoạt động co cơ diễn ra bình thường.

Các loại vitamin giúp làm đẹp da, dưỡng mắt chống lão hóa. Canxi giúp xương chắc khỏe, phụ nữ mang thai nên ăn để bổ sung canxi. Hàm lượng sắt trong rau cũng giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

Chính nhờ đặc điểm độ nhớt của mồng tơi mà nó còn được sử dụng để điều trị các bênh liên quan đến khô khớp. Đây là đặc điểm khác biệt của mồng tơi so với các loại rau khác.

Các cách chế biến rau mồng tơi

Trong chế biến thực phẩm

Điều đầu tiên không thể không kể đến khi nhắc đến cách chế biến là dùng làm nguyên liệu trong bữa ăn. Rau mồng tơi được dùng làm nguyên liệu trong các món ăn. Một số món ăn được chế biến từ rau mồng tơi có thể kể đến như canh mồng tơi, rau mồng tơi luộc, xáo.

Canh mồng tơi có thể nấu với rất nhiều loại như cua, tôm, ngao, thịt heo. Ngoài ra còn có một số món như rau mồng tơi xào tỏi. Mồng tơi cũng được xay ra để nấu cháo đặc biệt là với các bé ăn dặm.

Các món ăn từ loại rau này đều rất dễ làm mà cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả gia đình. Chỉ cần bỏ ra từ 3 đến 5 phút đã có thể hoàn thành những món ăn cực kì đơn giản này.

Trong chế biến dược phẩm

Không chỉ được dùng trong chế biến thực phẩm mà mồng tơi còn có nhiều cách dùng khác.

Trong lĩnh vực làm đẹp, mồng tơi thường được xay ra lấy nước cốt. Nước cốt mồng tơi giúp giảm viêm, giúp các vết thương chóng lành hơn. Do vậy, được sử dụng làm các loại mặt nạ dưỡng da, cũng như các loại đồ uống hõ trợ việc làm đẹp của các chị em.

Cũng có thể bạn chưa biết, nước cốt mùng tơi cũng giúp điều trị chảy máu cam. Lấy bông thấm nước cốt cho vào bên mũi chảy máu, máu sẽ được cầm lại ngay. Đây là một mẹo nhỏ được ông cha ta truyền lại từ xa xưa.

Ngoài ra rau mùng tơi cũng được xay ra uống như một loại nước uống thanh mát giải nhiệt. Nhiều chị em đã áp dụng cho việc giảm cân cũng rất thành công và an toàn.

Các bài thuốc điều trị từ rau mồng tơi

Bài thuốc 1: Chữa đau nhức xương khớp, phong thấp

Lấy 100g mồng tơi đem hầm với một móng chân giò, nước và chút rượu ăn trong bữa cơm hàng ngày. Bài thuốc này giúp giảm đau nhức xương khớp tay do phong thấp, rất có lợi đối với những người cao tuổi.

Bài thuốc 2: Chữa khí hư, bạch đới.

 Lấy một con gà ác, một nắm lá mồng tơi, một nắm đậu đen cho vào ninh nhừ ăn một đến 2 lần trong tuần. Khi bệnh có chuyển biến tốt hơn thì them vào một nắm đậu nành, một nắm lạc ăn cùng. Bài thuốc này có tác dụng cho cả người đau dạ dày, ợ chua.

Bài thuốc 3: Điều trị bệnh trĩ

Đối với bệnh nhân bị trĩ nhẹ, giã nhuyễn mồng tơi cùng với vài hạt muối đắp vào chỗ bị trĩ. Phương pháp này nên kết hợp ăn canh cá diếc nấu mồng tơi để cho hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 4: Lợi sữa.

Những bà mẹ sau sinh thường thiếu sữa không đủ cho con bú. Khi đó mồng tơi là một cứu tinh không thể thiếu giúp các bà mẹ. Các dưỡng chất có trong rau rất tốt cho các bà mẹ. Gà ác, mồng tơi, cùng đậu đen ninh nhừ giúp các mẹ nhanh bình phục da hồng hào hơn.

Bài thuốc 5: Chữa bệnh tiểu tiện khó

Lấy một nắm lá mồng tơi xay nhuyễn vắt lấy nước cốt cho thêm vào nước sôi. Loại nước này nên uống cùng với chút muối, uống vào buổi sáng trước khi ăn. Để đạt hiệu quả cao, nên kết hợp đắp bã mồng tơi vào bụng dưới.

Bài thuốc 6: Giảm cholesterol trong máu

Chất nhày trong rau có khả năng hấp thu cholesterol, vì vậy sẽ bị giữ lại trong ruột. Chất béo không có khả năng thấm qua màng ruột. Cholesterol sẽ được đào thải qua phân, đây chính là công dụng trong việc giảm cân các chị em cần biết nhé

Bài thuốc 6: Yếu sinh lí ở nam giới

Lấy một nắm mồng tơi, một nắm rau ngót, một nắm rau má nấu canh cùng với lòng gà hay vịt ăn vài lần trong tuần. Nếu tuân thủ theo liệu pháp điều trị của bác sĩ, rau mồng tơi sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả nhanh hơn.

Bài thuốc 7: Đi ngoài ra máu kinh niên

Chuẩn bị 30g cây mòng tơi, một con gà mái. Mồng tơi nhặt lá thân và ngọn non, gà đem hầm chín tới cho rau. Xào lòng mề cho chin, thêm một bát nước đun sôi, cho rau vào nêm nếm gia vị.

Bài thuốc này ăn khi còn nóng sẽ cải thiện được tình trạng yếu sinh lí, chống xuất tinh sớm.

Bài thuốc 8: Kích thích lưu thông khí huyết

Kích thích lưu thông khí huyết giúp da hồng hào, tươi trả, sáng mịn…

Lấy một vài ngọn rau mồng tơi non giã lấy nước cốt khuấy đều để muối ra hết. Thoa hỗn hợp nên mặt buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp dưỡng chất thẩm tháu vào da tốt nhất.

Ảnh minh họa

Bài thuốc 9: Suy tim, bọng kinh

Chuẩn bị lạc, mồng tơi, đậu nành mỗi thứ 1 nắm và nửa kí xương lợn. Ninh với đậu nành và lạc cho chin nhừ rồi cho rau mồng tơi vào nêm gia vị vừa ăn. Ăn khi còn nóng kết hợp với uống một ly nước nóng ngay sau khi ăn.

Bài thuốc 10: Đầy bụng khó chịu

Lấy 50g rau đay, 50g lá mồng tơi, 1 củ khoai sọ thái nhỏ nấu ăn trong ngày. Ngoài ra cũng có thể thay thế bằng rau má, rau khoai, rau mồng tơi nấu canh. Áp dụng bài thuốc này trong 2 đến 3 ngày

Trên đây là 10 bài thuốc từ rau mồng tơi mà nuoitrong.vn đã tổng hợp. Ngoài ra rau mồng tơi còn rất nhiều bài thuốc khác, nhưng đây là 10 bài thuốc phổ biến. Mong rằng những bài thuốc này có thể giúp ích được các bạn

Lưu ý khi sử dụng rau mùng tơi

Tuy rằng có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe tuy nhiên rau mùng tơi cũng có những mặt trái. Vậy khi ăn loại thực phẩm này có những lưu ý gì và những đối tượng nào không nên ăn.

  • Thành phần axit oxalic chứa nhiều trong rau mồng tơi giúp cơ thể khó hấp thu canxi và sắt. Vì vậy khi ăn rau có thể bổ sung thêm một cốc nước cam để cơ thể dễ hấp thu canxi và sắt tốt hơn.
  • Khi vào trong cơ thể  chất này sẽ chuyển biến thành axit uric làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.
  • Axit oxalic có chứa những tinh thể không tan. Khi ăn rau sẽ tạo thành mảng bám trên răng. Vì vậy sau khi ăn chúng ta nên đánh răng nhẹ để loại bỏ cảm giác khó chịu đó.
  • Hàm lượng chất xơ trong rau cao nên nếu ăn quá nhiều trong một lúc sẽ làm dạ dày khó chịu và đầy hơi.
  • Do rau mồng tơi có tính hàn nên những người có cơ thể dạng hàn không nên ăn quá nhiều. Hay những người đang bị tiêu chảy thì không nên ăn loại rau này sẽ làm tình trạng trở nên xấu đi.

 Cách trồng rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại cây ưa ẩm và thích hợp với khí hậu ấm nóng. Do vậy thời vụ tốt nhất để trồng mồng tơi là vào những tháng hè đối với khí hậu miền Bắc.

Rau mồng tơi có thể trồng từ hạt giống tuy nhiên cách trồng này lại tốn khá nhiều thời gian. Hôm nay bachthao.net sẽ chia sẻ cho các bạn cách trồng rau nhanh được thu hoạch và hiệu quả.

Chọn cành giống

Nên chọn những nhánh mồng tơi to già không nên dùng phần ngọn để làm giống. Những nhánh to già sẽ khỏe hơn, chăm sóc dễ hơn và cũng nhanh ra rễ.

Kích thích mọc rễ

Ảnh minh họa

Ngâm cuống của nhánh rau vào nước, sau khoảng 2 đến 3 ngày thay nước 1 lần. Lưu ý khi chọn bình để ngâm rau nên chọn những bình cao. Mục đích là để giữ được độ ẩm giúp nhánh rau không bị héo thì cây mới ra rễ được.

Cũng có thể dùng những chai nước đậy nên để tránh mất hơi nước tạo được độ ẩm. Mỗi lần thay nước cho cây chúng ta cũng rửa qua phần cuống của nhánh cây cho bớt nhớt. Sau khoảng độ gần 1 tuần cây bắt đầu ra rễ chúng ta có thể đem đi trồng.

Trồng cây

Ảnh minh họa

Rau mồng tơi có thể trồng trong chậu hoặc ngoài đất đều được. Sau khi trồng tưới cho thật ướt đất thêm ít phân hữu cơ ủ hoai mục. Có thể bọc lại chậu cây sau khi trồng để giữ ẩm giúp cây nhanh lớn hơn.

Lưu ý phòng trừ bệnh hại cho cây rau mồng tơi, nhất là bệnh đốm lá, bằng những phương pháp thủ công cũng như dùng thuốc trừ sâu hóa học hay sinh học

Trên đây là tất tần tật về cây rau mồng tơi mà bachthao.net đã cung cấp cho bạn. Hãy theo dõi kênh bachthao.net để cập nhật những tin tức mới nhất, cách nuôi trồng hiệu quả nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ.

Theo: Lê Chi

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận