Tại sao lại gọi cây tía tô là con dao 2 lưỡi? Vì ngoài công dụng y học, chúng còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ khi sử dụng không đúng cách. Tác hại của tía tô là gì? Công dụng của nó như thế nào?
Bachthao.net xin cung cấp đến bạn mọi thông tin cần thiết về cây tía tô giúp bạn sử dụng tía tô hiệu quả nhất.
Giới thiệu về cây tía tô
Cây tía tô là một loại thảo mộc lâu năm thuộc họ bạc hà. Cây tía tô có nguồn gốc từ Trung và Nam châu Âu, các lưu vực Địa Trung Hải, và Trung Á, nhưng hiện đã du nhập vào Châu Mỹ và các nơi khác trên thế giới.
Ở Việt Nam, tía tô được sử dụng đơn độc như một loại gia vị hoặc có thể kết hợp nhiều loại thảo mộc khác nhau.
Nó phát triển đến chiều cao tối đa 70 đến 150 cm. Các lá mọc đối, có cuống có chiều dài khác nhau, từ hình bầu dục đến hình tim. Các mép lá khía không đều (răng tròn) hoặc răng cưa (răng nhỏ, sắc).
Mặt trên màu xanh đậm của lá có lông thưa và có các đường gân rất nổi. Giống như các cây thuộc họ bạc hà khác như rau bạc hà, tía tô thường có mùi thơm đặc trưng.
Lá được sử dụng như một loại thảo mộc, trong các loại trà, và cũng như một hương liệu. Nó được trồng như một cây cảnh và để lấy tinh dầu (để sử dụng trong nước hoa).
Những bông hoa tía tô nhỏ màu trắng chứa đầy mật hoa thường xuất hiện vào mùa hè. Hoa có màu trắng nhạt, có kích thước xấp xỉ 1 cm, mọc từ nách lá thành dạng bán dọc.
Trà tía tô, tinh dầu và chiết xuất được sử dụng trong y học cổ truyền và thay thế, bao gồm cả liệu pháp xông hơi. Loại cây này đã được trồng ít nhất từ thế kỷ 16, nhưng nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để xác định tính an toàn và tác hại của tía tô.
Phân loại tía tô
Tía tô tím
Tía tô tím ở một số địa phương còn được gọi là tía tô đỏ. Mép lá của giống tía tô này có hình răng cưa, lá có thể phát triển to nhất khoảng một bàn tay. Tía tô tím thường có vào mùa hè, vị của lá tía tô tím khi thu hoạch vào mùa hè cũng là ngon nhất.
Có thể bạn quan tâm
Uống nước sả có tác dụng gì? Cách nấu nước sả chuẩn nhất
Mặc dù tía tô tím được sử dụng rộng rãi để lấy màu tía cho thực phẩm, nó cũng được sử dụng như một gia vị khi nấu ăn. Nếu bạn muốn món ăn của bạn được bảo quản trong vài ngày thì lá tía tô tím có thể là cách tốt nhất bạn nên lựa chọn để bảo quản thực phẩm.
Tía tô tím là giống tía tô được sử dụng để làm thuốc phổ biến nhất. Ngoài ra có nhiều nơi còn sử dụng tía tô tím để làm nước uống vô cùng lạ miệng.
Tía tô xanh
Tía tô xanh là giống tía tô bắt nguồn từ Nhật Bản, ở Hàn Quốc, người ta gọi chúng là lá mè. Đây là loại rau gia vị ăn kèm không thể thiếu trong các món ăn truyền thống của người Nhật như sashimi, Sushi…
Tương tự như tía tô tím, tía tô xanh cũng được sử dụng để làm gia vị, đặc biệt là trong các món có tính chua hoặc tươi sống. Các món hải sản tươi sẽ khó ăn hơn rất nhiều nếu thiếu đi lá tía tô xanh.
Rau tía tô xanh còn được sử dụng để làm thuốc và hỗ trợ giảm cân khá hiệu quả nên được nhiều người tinh dùng. Hạt của cây tía tô xanh cũng có thể ăn được và làm thức ăn cho chim. Tuy nhiên, tác hại của tía tô mang lại là rất lớn khi lạm dụng chúng quá nhiều.
Hiện nay nước ta có một số các vườn ươm và trang trại nuôi trồng tía tô xanh, tía tô tím và xuất khẩu lại sang thị trường nước ngoài mang lại giá trị kinh tế cao.
Công dụng của tía tô
Cải thiện bệnh mất trí nhớ ở người già
Uống tía tô trong 4 tháng có thể giảm kích động, cải thiện tư duy và giảm các triệu chứng của bệnh Alzheimer – một chứng bệnh hay gặp ở người cao tuổi.
Dầu thơm bằng tía tô cũng đã được sử dụng cho những người bị bệnh Alzheimer. Nhưng chưa có bằng chứng nào chứng minh lợi ích của dầu thơm được làm từ loại thảo mộc này.
Giải tỏa lo âu, căng thẳng
Một số nghiên cứu cho thấy rằng dùng một sản phẩm từ cây tía tô (cụ thể như Cyracos của Naturex SA) làm giảm các triệu chứng ở những người bị rối loạn lo âu.
Ngoài ra, nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng dùng một sản phẩm có chứa tía tô cùng với 12 thành phần khác giúp thư giãn và làm giảm các triệu chứng lo lắng như căng thẳng hoặc phù nề.
Giảm các triệu chứng nhiễm trùng
Bôi kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ cây tía tô lên vết thương bị phồng rộp dường như giúp rút ngắn thời gian chữa lành và giảm các triệu chứng nếu được áp dụng ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng.
Có thể bạn quan tâm
Rau mồng tơi & 10 bài thuốc dân gian ''hữu ích''
Hỗ trợ giấc ngủ
Dùng tía tô hai lần mỗi ngày trong 15 ngày giúp cải thiện giấc ngủ ở những người bị rối loạn giấc ngủ.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy uống 1-2 viên của một sản phẩm cụ thể có chứa tía tô và rễ cây nữ lang hai lần mỗi ngày. Có thể làm giảm các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến tình trạng bồn chồn ở trẻ em dưới 12 tuổi.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vì tác hại của tía tô lên giấc ngủ khi sử dụng quá liều chưa có nghiên cứu cụ thể.
Đối với rẻ sơ sinh khóc nhiều (do đau bụng)
Cho trẻ sơ sinh bị đau bụng từ 1-4 tuần dùng một số sản phẩm có chứa tía tô và các thành phần khác có thể làm giảm thời gian quấy khóc. Nó cũng có thể làm giảm số lượng trẻ sơ sinh khi gặp các triệu chứng gây đạu bụng.
Tất nhiên khi sử dụng tía tô để làm giảm cơn đau bụng ở trẻ nhỏ, bạn cũng cần lưu ý là sử dụng vừa phải. Tác hại của tía tô lên hệ tiêu hóa, đặc biệt là trẻ em được cho là cần chú ý.
Cải thiện chứng khó tiêu
Sản phẩm có chứa tía tô và các thành phần khác dường như cải thiện tình trạng trào ngược axit, đau dạ dày, buồn nôn và nôn.
Một sản phẩm kết hợp tương tự cũng chứa tía tô cho thấy rằng có thể cải thiện các triệu chứng dạ dày và ruột ở những bệnh nhân chứng khó tiêu.
Công dụng khác
- Giảm đau bụng kinh
- Giảm sung, ngứa do côn trùng cắn.
- Viêm đường thở trong phổi lâu dài (viêm phế quản mãn tính).
- Hạ huyết áp ở các bệnh nhân có huyết áp cao.
Một số sản phẩm và liều dùng đối với cây tía tô
Trà tía tô: Dùng 1,5 đến 4,5 gam lá tía tô tươi hoặc sấy khô trong 150 ml nước để pha 1 tách trà khi cần. Bạn có thể uống 2 lần vào buổi sáng và tối.
Tía tô dạng cồn thuốc: Uống 2 đến 6 ml, uống 3 lần một ngày.
Kem/ thuốc mỡ: Bôi 1% chiết xuất lá tía tô tỉ lệ 70 : 1 lên (các) vùng bị ảnh hưởng từ 2 đến 4 lần một ngày trong tối đa 14 ngày. Bạn không nên sử dụng quá 2 tuần vì lạm dụng tía tô sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Tác hại của tía tô
Bachthao.net xin lưu ý với bạn về một số các tác hại của cây tía tô như sau:
- đau đầu
- đi tiểu đau
- tăng nhiệt độ cơ thể
- chóng mặt
- thở khò khè
- dị ứng
Ngoài ra, tía tô còn có thể gây ra phản ứng quá mẫn của cơ thể. Biểu hiện đặc trưng là kích ứng da, ngứa vùng da và niêm mạc.
Có thể bạn quan tâm
10 tác dụng bất ngờ của hoa đậu biếc
Bạn có thể giảm thiểu các tác hại của tía tô, bằng cách ăn tía tô với thức ăn. Bạn cũng có thể giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ bằng cách tiêu thụ ít hơn 2 gam tía tô mỗi ngày.
Lưu ý khi sử dụng cây tía tô
Tía tô chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Nguyên tắc chung là hãy tạm ngưng một tuần sau khoảng ba tuần sử dụng. Bạn không nên dùng tía tô lâu hơn bốn tháng mà không có thời gian tạm dừng.
Tinh dầu tía tô chỉ được sử dụng ngoài da. Ngay cả các loại tinh dầu dùng trong thực phẩm được sử dụng để tạo hương vị cho bánh kẹo và các loại thực phẩm khác cũng không nên uống.
Tác hại của tía tô cũng gây ảnh hưởng đến một số đối tượng đặc biệt như:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 12 tuổi
- Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật theo lịch trình
Tương tác của tía tô với một số thuốc
Để tránh tương tác, hãy chắc chắn nói với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc thảo mộc bạn đang dùng. Bạn nên nói chuyện với bên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn để tìm hiểu cây tía tô có thể tương tác với các thuốc khác mà bạn đang sử dụng.
Cây tía tô không nên dùng chung với một số nhóm thuốc. Chúng sẽ làm tăng tác dụng không mong muốn hoặc làm giảm tác dụng điều trị của một số thuốc sau
Barbiturat – tía tô đất có thể làm tăng tác dụng an thần của barbiturat. Do trong tía tô có chứa hợp chất giúp giảm căng thẳng, an thần. Từ đó làm tăng tác dụng an thần gây ra một số phản ứng không mong muốn.
Tác nhân kích thích tuyến giáp: Bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp được khuyến cáo nên tránh dùng tía tô vì một trong những tác hại của tía tô là làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Axit caffeic trong tía tô ức chế trực tiếp hormone kích thích tuyến giáp.
Nicotine và Scopolamine – có thể ngăn không cho thuốc liên kết với các thụ thể nicotinic và muscarinic, do đó ngăn chặn tác dụng của thuốc.
Thuốc chống trầm cảm: Cây tía tô có thể tương tác với thuốc chống trầm cảm bằng cách ức chế nồng độ serotonin. Tác hại của tía tô khi dùng chung với các thuốc nhóm này là làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc đối với các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm.
Vậy là bachthao.net đã cung cấp đến bạn những thông tin cần biết về cây tía tô. Hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức cần chú ý trong việc sử dụng loại cây thảo mộc khá phổ biến này.
Theo: Minh Ngọc.