10 tác dụng bất ngờ của hoa đậu biếc

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, để thư giãn và tăng cường sức khỏe, người ta thường tìm về những thứ gần gũi với thiên nhiên. Trong đó có văn hóa uống trà. Nhắc đến một loại trà có màu sắc đặc trưng có thể kể đến trà hoa đậu biếc.

Trong bài viết sau đây, bachthao.net xin mời các bạn cùng tìm hiểu về hoa đậu biếc. Đậu biếc có độc không? Tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe như thế nào?

Giới thiệu cây hoa đậu biếc

Cây đậu biếc có nguồn gốc từ các nước như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia. Ngày nay, nó được trồng ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các nước Trung Đông như Iraq, Ai Cập, Syria, Afghanistan, Ả Rập, Ba Tư, … Là một loài thân thảo leo thường xanh thuộc họ Fabaceae.

Cây đậu biếc sống ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, thân thảo cao tầm hai mét rưỡi.

Cây có thể thích nghi với nhiều loại đất từ ​​đất cát pha đến đất sét nặng kể cả đất đá vôi. Nó có khả năng chịu mặn vừa phải. Cây có bộ rễ thân gỗ khỏe và thân mỏng, nhẵn hoặc mọc thưa, leo hoặc xoắn.

Do vậy có thể tìm thấy đậu biếc ở đồng cỏ, rừng thưa, ven sông, bờ bụi,…

cay dau biec

Lá hình mác, xếp thành 2 – 3 cặp, màu xanh lục sáng. Cuống lá (dài 1,5 – 3 cm), các lá chét hình bầu dục ngắn. Rộng 1,5 – 5 cm x 0,4 – 3 cm, đỉnh lá nhọn hoặc khía và gốc tròn.

Hoa đậu biếc có hình phễu, chiều dài tầm bốn cm và rộng ba cm. Hoa có màu xanh tím nổi bật, phía bên trong bông hoa có màu trắng hoặc ngà.

Mùa hoa thường kéo dài từ tháng sáu cho đến tháng mười một. Quả có vỏ phẳng, thuôn dài từ 5 – 7 cm. Một quả có thể chứa từ 6 đến 10 hạt. Toàn cây đều có dược tính.

qua dau biec

Công dụng của hoa đậu biếc

Tại sao trà hoa đậu biếc lại được nhiều người rỉ tai nhau sử dụng đến vậy? Đương nhiên là nó phải có hiệu quả sau khi sử dụng. Sau đây là 10 công dụng tuyệt vời của đậu biếc để các bạn hiểu rõ thêm về hiệu quả sau khi sử dụng.

1. Tăng cường sức khỏe não bộ và hệ thần kinh

Một bộ não khỏe mạnh được đánh giá qua mức độ tiếp nhận, xử lý và truyền thông tin. Điều khiển tốt các hoạt động của cơ thể. Hoa đậu biếc có chứa acetylcholine, vì vậy sử dụng hoa đậu biếc giúp tăng mức Acetylcholine trong não.

Acetylcholine giảm tỷ lệ thuận theo tuổi tác, gây mất trí nhớ và các vấn đề khác. Dùng hoa đậu biếc có thể đảo ngược quá trình này và cải thiện khả năng tư duy. Uống một tách trà đậu biếc mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trí não.

Các chất chống oxy hóa có trong đậu biếc giúp tăng cường trí não. Tăng mức độ suy luận và ghi nhớ. Đồng thời tốt cho toàn bộ hệ thần kinh.

Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra hiệu quả của đậu biếc trong việc cải thiện khả năng ghi nhớ của chuột. Vì vậy nó có thể điều trị chứng mất trí nhớ ở người.

Đậu biếc đã được dùng để giảm căng thẳng và lo lắng từ thời cổ đại. Nếu bạn đang căng thẳng hoặc lo lắng và cảm thấy khó ngủ, hãy thử uống trà đậu biếc liên tục trong vài ngày. Nó sẽ giúp bạn thư giãn và có giấc ngủ ngon.

Đậu biếc được phân loại là một chất nootropic. Giúp nâng cao sự tỉnh táo và khả năng nhận thức của một người.

Đậu biếc cũng được sử dụng để điều trị ngất, chóng mặt và các vấn đề về thăng bằng. Điều trị chứng đau nửa đầu và đau đầu mãn tính.

Nhỏ một vài giọt chiết xuất từ ​​rễ của cây vào lỗ mũi của bệnh nhân. Chất chiết xuất từ ​​cây này cũng rất tốt để điều trị chứng cứng cơ ở cổ.

chan trau dau biec
Trân châu đậu biếc

2. Khả năng chống oxy hóa

Một trong những lợi ích chính của việc uống trà đậu biếc là đặc tính chống oxy hóa. Chúng chống lại các gốc tự do là lý do chính dẫn đến lão hóa sớm của cơ thể. Tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa là rất tốt cho sức khỏe.

Các chất trong hoa đậu biếc hoạt động chống lão hóa. Giúp bớt stress do các gốc tự do tạo ra. Các chất đó nằm trong nhóm flavonoid, anthocyanin,…

3. Tốt cho thị lực

Trà hoa đậu biếc còn được gọi là “Bunga Telang”. Có nghĩa là “tầm nhìn rõ ràng”, do nó duy trif đôi mắt sáng và khỏe.

Người dân Bali dùng đậu biếc như một vị thuốc tự nhiên để chữa các vấn đề về mắt. Trà hoa đậu biếc cũng khá phổ biến ở Indo.

Sự hiện diện của chất antioxidant, proanthocyanidin. Giúp tăng lượng máu trong các mao mạch của mắt. Cho phép mắt thích nghi được với ánh sáng thay đổi và nâng cao khả năng quan sát.

Hoa đậu biếc đã được nghiên cứu và xác nhận giúp chữa tốt cho các bệnh đục thủy tinh thể. Các trường hợp mỏi mắt, và làm dịu mắt bị viêm có chảy nước mắt.

Rễ và hoa của cây được dùng để chữa bệnh ở mắt như ‘mắt đỏ’ hoặc viêm kết mạc. Phương pháp này hay được sử dụng ở Đông Nam Á.

thach dau biec
Thạch đậu biếc

4. Thuốc chống viêm nguồn gốc tự nhiên

Những bông hoa màu xanh đậm chứa sắc tố flavonoid tương tự như quả blueberry, quả acai, vỏ măng cụt,… có tác dụng bảo vệ cây trồng. Khi bạn sử dụng hoa, tác dụng của nó tương tự như tác dụng chống viêm của cây trong tự nhiên.

Các phát hiện cho thấy đậu biếc được chứng minh là có khả năng hạ sốt và tác dụng giống với Paracetamol.

Trong một cuộc nghiên cứu, các số liệu thu về chỉ ra rằng. Khi sử dụng đậu biếc với lượng từ hai trăm – bốn trăm mg thì nhiệt độ cơ thể giảm đáng kể trong vòng 5 giờ.

Chất trong đậu biếc kích hoạt vùng dưới đồi. Gây dãn mạch máu dưới da. Hạ nhiệt độ và làm mát cơ thể.

Nếu bị đau đầu nhẹ nhưng trong trường hợp bạn không thể sử dụng thuốc. Trà đậu biếc có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị đau đầu tại nhà.

5. Tính chất chống Glycation

Trà đậu biếc đã được xác nhận có khả năng chống glycation. Glycation là thiệt hại gây ra cho protein do các phân tử đường. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây xạm da, lão hóa da.

Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường tuần hoàn và sản xuất collagen.

6. Phòng chống bệnh tiểu đường

Một công năng tuyệt vời của đậu biếc là nó làm hạ mức đường huyết của người bị tiểu đường. Bằng cách ngăn không cho đường hấp thụ vào máu.

Dùng 1 đến hai tách trà đậu biếc hàng ngày sẽ giúp cân chỉnh cơ thể. Giữ cho mức đường huyết luôn ổn định.

7. Chống rụng tóc

Trong y học cổ truyền và cả hiện đại, loại thảo mộc này đều được dùng để chữa bạc tóc. Giống với công dụng của bồ kết hay cỏ mần trầu. Hay dùng cho những người bị rụng tóc có nguy cơ hói cao.

Trong đậu biếc có chứa cyanin. Được xác nhận làm nâng cao tuần hoàn máu ở vùng da đầu, giúp các nang tóc hồi phục và sản sinh tốt hơn.

hoa dau biec

8. Tốt cho tim mạch và hô hấp

Đậu biếc có công năng chống lại các bệnh tim mạch bằng cách làm giảm nồng độ mỡ xấu ở máu. Giữ cho thành mạch không bị hẹp và trái tim hoạt động tốt.

Cây cũng có tính chất long đờm. Do đó, nó có hiệu quả trong việc loại bỏ đờm trong trường hợp ho, cảm lạnh, và hen suyễn. Đôi khi được sử dụn cùng với chiết xuất từ ​​lá húng quế hay bạc hà.

9. Rất tốt cho phụ nữ

Hình dạng của bông hoa được cho là có nét tương đồng với bộ phân sinh dục của phụ nữ. Nên nó được ứng dụng cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Ở một số nước châu Á, phụ nữ dùng trà đậu biếc để điều trị kinh nguyệt không đều.

Người ta tin rằng uống những loại siro và thảo mộc này giúp tăng cường chất lượng tinh trùng và cũng giúp loại bỏ mệt mỏi bằng cách phục hồi cơ thể. Chúng cũng có tác dụng tăng cường sinh lực, tăng ham muốn và sức sống cho toàn bộ cơ thể.

Hoa đậu biếc cũng có tác dụng cải thiện việc sinh nở ở phụ nữ. Giúp tăng xác suất thụ thai, bên cạnh đó là thảo mộc lành không gây hại trong thai kỳ.

10. Chống ung thư

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng đậu biếc có khả năng chống lại các loại ung thư bên cạnh khả năng đẩy lùi quá trình lão hóa. Đó là các loại ung thư da, dạ dày và phổi,…

Tính an toàn và độc tính của hoa đậu biếc

Các nghiên cứu đánh giá độc tính đường uống với liều lượng lên đến 3000 mg / kg thể trọng đã không nhận thấy bất kỳ độc tính đáng kể nào.

Tuy nhiên thứ gì nhiều quá thì cũng không tốt. Đối với phụ nữ có thai và trẻ em chỉ nên dùng lượng vừa phải và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Cách làm trà hoa đậu biếc đơn giản

Nếu bạn có hoa đậu biếc tươi thì để chúng trong một cái đĩa và dùng vải che lại.Để những bông hoa phơi dưới ánh nắng mặt trời đến khi giòn là được.

hoa dau biec

Đổ nước nóng vào cốc hoặc ấm. Cho hoa đậu biếc khô vào và đậy kín lại. Chờ trong khoảng 15 phút để các chất hòa tan trong nước. Nếu muốn uống ngọt có thể cho thêm đường hoặc mật ong tùy thích.

tra dau biec

Điều đặc biệt ở đây là bạn có thể thay đổi màu sắc của cốc trà bằng cách vắt thêm nước chanh vào và khuấy lên. Lưu ý phải để trà nguội trước khi thêm chanh, nếu không sẽ bị đắng. Trà sẽ ngon hơn khi uống lạnh.

tra dau biec

Sử dụng cây đậu biếc

Ngoài tứng dụng hoa đậu biếc để pha trà thì các bộ phận khác của cây cũng được dùng với nhiều mục đích khác nhau:

+ Đầu tiên là để trang trí cho các tường rào và hàng rào bởi giàn hoa có màu tím biếc nổi bật.

cay dau biec

+ Dùng làm chất để tạo màu cho thực phẩm tự nhiên ví dụ như để nấu cơm nếp hay cơm lam có màu tím bắt mắt. Hoặc thêm vào các món ăn của người Thái Lan, Indo,…

+ Được sử dụng rộng rãi để làm thuốc nhuộm vì có chứa nhiều anthrocyanid màu xanh lam.

+ Tạo màu cho mỹ phẩm, dầu gội.

+ Sử dụng với mục đích y học, làm chất chỉ thị trong ngành dược phẩm.

Một vài câu hỏi hay gặp về trà hoa đậu biếc

Trà hoa đậu biếc có vị gì?

Trà đậu biếc có màu tím, không có vị. Nó chỉ có hương thơm dịu và mùi đặc trưng của thảo mộc, hoa cỏ. Nếu không muốn uống nhạt thì thể thêm mật ong hoặc đường. Có thể thêm chanh để thay đổi màu sắc.

Trà đậu biêc có cafein không?

Mặc dù nhiều loại trà thường chứa lượng nhỏ cafein nhưng trà từ hoa đậu biếc hoàn toàn không chứa cafein.

Cây hoa đậu biếc đang dần trở thành xu hướng. Được nhiều người trồng và dễ sử dụng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết đến loài hoa này. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức về lợi ích của hoa đậu biếc. Bổ sung thêm vào danh mục các loại trà tự nhiên tốt cho sức khỏe.

Theo: Thủy Tiên

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận