Qủa nhót là loại hoa quả khoái khẩu và không thể thiếu của mỗi gia đình vào mỗi buổi trưa hè. Không những vậy, nó còn có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh cho con người. Hôm nay, các bạn hãy cùng bachthao.net tìm hiểu thêm về quả nhót nhé.
Giới thiệu chung về cây nhót và quả nhót
Cây nhót có rất nhiều tên gọi khác nhau như hồ đồi tử, bất xá,… Đối với người dân tộc Tày họ còn gọi cây nhót là cây lót. Tên khoa học: Elaeagnus latifolia L, thuộc họ thực vật: Elaeagnaceae.
Cây nhót là một cây bụi, có rất nhiều gai. Cây rất cao lớn có thể cao đến khoảng 5-6mét, tỏa rộng và lan dài. Rễ cây rất lớn, đâm sâu xuống lòng đất để lấy chất dĩnh dưỡng, khoáng để nuôi cây.
Lá của cây nhót là lá đơn, mọc so le nhau, lá có hình bầu dục, đầu lá khá nhọn. Kích thước của lá khoảng 5cm về chiều rộng, chiều dài khoảng 7cm. Mặt trên của lá cây có màu xanh đậm, dính những đốm trắng lên trên bề mặt của lá. Lớp cutin khá mỏng.
Cây nhót thường ra hoa vào đầu hè khoảng tầm tháng 4-5. Hoa ngắn, mọc ở nách, lưỡng tính và có màu xám bạc. Qủa nhót khi chín có màu đỏ tươi, hình bầu dục được phủ lên mình một lớp phấn màu trắng. Khi ăn bạn nên lau sạch lớp phấn đó đi.
Nơi sinh sống của quả nhót
Qủa nhót được trồng ở rất nhiều nơi trên khắp đất nước Việt Nam. Nhưng nó được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc của đất nước như Hà Nội, Hải Dương, Lào Cai,..
Ở nông thôn, cây nhót được trồng ở phía sau nhà và lấy nhà làm điểm dựa để nó leo lên. Cách làm như vậy cũng giúp cho ngôi nhà của chúng ta mát mẻ hơn vào những buổi trưa hè nắng gay gắt.
Bộ phận thu hái
Theo dân gian được ông cha ta truyền lại, các bộ phận của cây nhót có thể được dùng để chữa bệnh như rễ, thân, lá, quả. Lá, thân, rễ cây nhót có thể thu hoạch được cả năm. Còn quả nhót thì chỉ thu hoạch được trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 4 đến tháng 8.
Đối với rễ của cây nhót: Bạn bỏ lớp đất, đá bám trên bề mặt. Chặt thành từng khúc nhỏ, đem phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc có thể dùng máy sây để sấy khô. Làm tương tự đối với thân và lá của cây.
Đối với quả nhót: Loại quả này rất dễ bị dập nát, thối. Chính vì vậy, bạn nên bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi thu hái nên nhẹ nhàng, hái từng quả một để tránh dập nát.
Có thể bạn quan tâm
15+ Lợi ích sức khỏe "tuyệt vời " của hương nhu!
Thành phần hóa học quan trọng có trong quả nhót
Qủa nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mang lại nhiều bổ ích chi cơ thể. Tiêu biểu là nước, nó có theert chứa đến hơn 90%, trong mỗi quả. Một lượng nhỏ acid hữu cơ, glucid, cellulose, calcium.
Các nguyên tố vi lượng cũng chiếm một lượng nhỏ trong quả phosphor 30mg%, sắt 0,2mg%. Lá Nhót cũng chứa khá nhiều chất dinh dưỡng như chứa tanin, saponozit, ..
Công dụng của quả nhót
Cây cảnh
Ở nông thôn, cây nhót được trồng ở rất nhiều nơi. Nó có tác dụng làm bóng dâm, làm giảm nhiệt độ môi trường như cây sung, .. nên được mọi người rất yêu thích. Một số người có sở thích cắt tỉa cây nhót thành cây cảnh nhỏ nhỏ, xinh xinh.
Trong thực phẩm
Qủa nhót là món ăn thôn quê bình dị, mộc mạc. Nó không thể thiếu sau mỗi bữa ăn để làm món tráng miệng. Qủa nhót có thể được sử dụng cả lúc chưa chín và lúc chín. Khi để quả chín đỏ thì sẽ ngọt hơn nhé.
Mình sẽ giới thiệu cho các bạn các món ngon được chế biên từ quả nhót
Nhót xanh chấm muối ớt
Món nhót xanh chấm muối ớt thì quả thật ngon hết mức. Nó chua chua, ngọt ngọt kèm theo vị cay nhẹ của ớt khiến ta nghĩ đến thôi cũng đã thấy thèm rồi. Món ăn này không hề cầu kì, phức tạp.
Canh chua
Ngoài ra, quả nhót còn được sử dụng để nấu các món ăn như canh chua cá lóc, kho cá giúp giảm độ tanh của cá,. .. Đem lại một món ăn ngon, hấp dẫn và không thể từ chối.
Nhót xanh mua từ chợ, cửa hàng, siêu thị về đem rửa sạch, có thể cắt đôi hoặc để cả quả, lau lớp phấn trắng. Cá rán vàng, thêm rưa muối, cà chua, hành lá, nhót xanh và gia vị là bạn đã được thưởng thức một món ăn ngon tuyệt
Nhót trộn chằm chéo:
Chằm chéo là nước trộn cục kì được yêu thích của vùng đất vùng cao Tây Bắc đặc biệt là tỉnh Sơn La. Trong nước mắn có hạt mắc kén, ớt, tỏi tây, hành lá. Tất cả nguyên liệu đem đi rửa sạch và thái nhỏ.
Nhót xanh, bắp cải và rau thơm được rửa sạch và cắt nhỏ chúng cho vừa miệng. Cách pha chế nước mắn: một thìa mắn, nửa thìa đường và khuấy đều. Tiếp đó ta thêm ớt, tỏi tây, hạt mắc kén vào và trộn đều. Nếu vị chưa ngon, ngọt bạn có thể bỏ thêm gia vị.
Sau khi đã chế biến xong, bạn xếp ra một cái đĩa lớn và thưởng thức món ăn ngon này thôi. Theo kinh nghiệm của người dân vùng Sơn La, mắn sẽ ngon hơn nếu mắn hơi lạnh, bạn có thể để chúng vào trong tủ lạnh để món ăn thêm ngon nhé.
Bắp cải cuộn nhót xanh
Món ăn này cũng trở thành đặc sản của vùng đất Tây Bắc. Nếu bạn có điều kiện đến thăm nơi đây thì nhất định không thể được bỏ qua nó nhé. Mình sẽ giới thiệu cách chế biến nó đến mọi người để chúng ta chế biến nó ngay tại căn bếp nhỏ xinh của mình nha.
Có thể bạn quan tâm
Cây mắc khén - Thảo dược quen thuộc – Lợi ích sức khỏe lớn!
Chuẩn bị các nguyên liệu như sau: bắp cải, nhót xanh, nửa thìa đường, một thìa mắn, gừng, tỏi, ớt, có thể bỏ thêm ngò dí- cây này chỉ có ở Tây Bắc thôi nhé. Rau cải thái vừa miệng, nhót xanh bổ đôi và lau sạch phấn trắng.
Pha chế mắn: mắm, đường, gừng, tỏi, ớt và ngò dí sau khi được rửa sạch và chế biến. Ta trộn đều các nguyên liệu và thưởng thức món ăn bình dị này thôi. Lưu ý: bạn nên chọn nhót và bắp cải tươi để món ăn thêm ngon.
Nhót chín ngâm đường
Bên trên mình đã giới thiệu về các món ăn có nhót chua. Sau đây, mình sẽ giới thiệu đến tất cả mọi người món ăn rất ngon được chế biến từ quả nhót chín nhé. Đó là món nhót chín ngâm đường.
Nghe có vẻ khá rễ chế biến đúng không nào? Các bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu là nhót chín rửa sạch, lau hết phấn trắng có trên quả, bóc bỏ vỏ. Đường và một chút muối. Cho tất cả các nguyên liệu vào một cái hộp và xóc đều nên.
Món ăn này rất tốt cho những người bị ho, đau rát họng.
Chữa bệnh cho con người
Ngót có vị chua, chát và tính bình. Qủa nhót và cây nhót được dùng để chữa rất nhiều bệnh cho con người như:
Ho ra máu, chảy máu cam
Rễ nhót khô sau vàng lên và đem sắc lấy nước uống. Bạn sẽ thấy nó thực sự hiệu quả sau một thời gian kiên trì. Bạn cũng có thể kết hợp rễ cây nhót với cây nhọ nhồi, trắc bách diệp,..để uống. Mỗi ngày lên dùng 3 lần và uống trước bữa ăn nhé.
Chữa ho, giảm đờm, đau rát họng
Bạn có thể sử dụng nhót ngọt ngâm đường. Hoặc kết hợp các nguyên liệu sau và sắc chúng lấy nước uống như ngót ngọt, sắc bì, quất tươi. Mỗi ngày nên sử dụng từ 2-3 lần bạn sẽ thấy cổ họng không còn khô, rát, ăn uống dễ dàng hơn.
Cầm máu
Lấy một lượng lá nhót vừa đủ, đem đi rửa sạch và giã nhỏ chúng. Bạn bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Chúng có tác dụng cầm máu rất tốt và không gây nhiễm trùng.
Không bị tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở tất cả các lứa tuổi từ người già đến trẻ nhỏ. Đặc biệt nó thường mắc ở trẻ nhỏ do chế độ ăn uống không khoa học, chúng thường ăn nhiều kẹo ngọt, không ăn rau xanh.
Bệnh có thể gây các hiện tượng như mất nước, chân tay lạnh, da nhợt nhạt, xanh xao,.. Tiêu chảy không chỉ gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi của người lớn và trẻ em mà cả ở những người cao tuổi.
Để khắc phục tình trạng trên, quả nhót xanh là một giải pháp hữu hiệu điều trị tiêu chảy. Chúng ta chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau: quả nhót xanh, rễ cây nhót, rễ cây mơ. Tất cả cho vào một cái ấm và sắc nước lên uống. Sau khoảng 1 tuần bạn sẽ khỏi thôi.
Có thể bạn quan tâm
15+ lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cây Chua Me Đất
Chữa viêm xoang
Do đất nước ta nằm ở nơi có khí hậu nhiệt đới nên viêm xoang là một bệnh lí khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh này gây ra các hiện tượng như nghẹt mũi, khó chịu, ho, sốt, nước mũi màu xanh,..gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho mọi người.
Một trong những giải pháp điều trị viêm xoang được các bác sĩ khuyên dùng là sửu dụng thuốc đông y. Trong đó, ta phải đặc biệt kể đến công dụng của hoa nhót. Các bạn chỉ cần chuẩn bị: rượu trắng, hoa nhót.
Cho hoa nhót và ngâm với rượu trong khoảng một thời gian ngắn. Một ngày nên sử dụng từ 1-2 lần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trị ong đốt, rắn cắn
Lấy một lượng lá nhót vừa đủ, đem rửa sạch. Ta đem giã nhỏ và lọc lấy nước uống. Nếu nước quá khó uống bạn có thể cho thêm một chút đường vào cho dễ uống nhé. Bã nhót đừng bỏ đi vội, bạn nên lấy chúng đắp vào chỗ bị ong đốt, rắn cắn để giảm sưng, bớt đỏ.
Chữa mọn nhọt, ghẻ lở
Sử dụng rễ cây nhót rửa sạch, chặt nhỏ thành những đoạn khoảng 5cm. Sau đó, đun lấy nước để tắm. Mỗi ngày tắm từ 1-2 lần bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kinh ngạc.
Chữa khiết lị mạn tính
Sử dụng nhót chín cùng với lá mơ lông, lá khổ sâm đem tất cả sắc lấy nước uống. Mỗi ngày nên sử dụng từ 2-3 lần bạn sẽ thấy bệnh sẽ được thuyên giảm.
Một số lưu ý khi sử dụng quả nhót
Không nên cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi ăn nhót vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏa của chúng. Có thể gây các bệnh liên quan đến dạ dày và tiêu hóa.
Không nên ăn quả nhót lúc đói kể cả nhót xanh hay nhót chín vì nó có thể làm ruột gan bị cồn cào, viêm loét dạ dày,..Nên sử dụng chúng lúc no, sau bữa cơm.
Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng quả nhót.
Trên đây là những thông tin bổ ích mà chúng tôi giới thiệu cho mọi người về quả nhót và công dụng chữa bệnh của nó. Cảm ơn tất cả các bạn đã đọc và luôn đồng hành cùng bachthao.net. Hẹn gặp lại các bạn vào các bài viết tiếp theo.
Theo: Thu Hà