Hạt đác và cách chế biến hạt đác “cực đơn giản” và “cực ngon”

Hạt đác phổ biến ở Đông Nam Á. Cây hạt đác có rất nhiều công dụng trong y tế và đời sống. Hãy cùng bachthao.net tìm hiểu loại cây tưởng lạ mà quen này nhé!

Đặc điểm cây hạt đác

Nơi phân bố của cây đác

Cây đác có tên La tinh là Arenga pinnata. Cây đác được cho là có nguồn gốc ở Indonesia, nhưng hiện đã phân bố rộng rãi qua Ấn Độ, Sri Lanka, nam Trung Quốc, Đông Nam Á, New Guinea và Guam. Nó chủ yếu được tìm thấy gần các ngôi làng. Hoặc mọc hoang trong rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh từ mực nước biển đến độ cao 1200 m

Hạt đác là một nguồn thu nhập quan trọng cho cư dân địa phương ở các nước sản xuất lớn như Philippines, Indonesia và Lào. Và không có hạn chế pháp lý đặc biệt nào liên quan đến việc thu hoạch loại hạt này

hạt đác

Mô tả cây đác

Cây đác là một loại cây cao,mọc riêng lẻ, cao từ 12 đến 20 mét. Thân cây to, đường kính từ 30 đến 60 cm.  Giai đoạn phát triển thân cây 5–10 năm, phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ và ánh sáng

Cây đác phát triển tốt nhất trong điều kiện ấm áp với lượng ánh sáng tối đa và nguồn cung cấp nước dồi dào trên đất màu mỡ. Tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể khi điều kiện trồng trọt kém thuận lợi hơn

Sự nảy mầm của cây đác khó xác định, mất từ ​​1 tháng đến hơn một năm. Có thể dùng phân bón hữu cơ trong thời kỳ phát triển thân.

 Tỷ lệ ra lá khoảng 3–6 lá mỗi năm. Ra khoảng 50 lá có thể là tối đa trong vòng đời của một cây đác.  

Lá mọc đối, hình lông chim và dài khoảng 8,5 mét.  phần gốc của cuống lá được bao phủ bởi các bẹ. Bẹ lá có kích thước 160 mỗi cạnh, dạng thẳng và dài khoảng 1,5 đến 1,8 mét. Các bẹ lá che thân và mép lá có nhiều lông màu đen.

Các bẹ lá non phủ ở mặt dưới có nhiều rêu mềm như lông trắng. Ngọn có thùy và có nhiều răng khác nhau và phần gốc có 2 cạnh và mặt dưới có màu trắng hoặc nhạt

hạt đác

Hoa

 Tuổi ra hoa đầu tiên phụ thuộc nhiều vào độ cao, từ 5–7 năm ở mực nước biển và 12–15 năm ở độ cao 900 m

Các chùm hoa đầu tiên mọc ra từ nách lá trên cùng và mang hoa cái. Quá trình ra hoa dần dần tiến xuống phía dưới: cụm hoa cái có 3–7 được nối tiếp bởi 7–15 chùm hoa đực, mặc dù cụm hoa sau có thể bao gồm một số ít mang hoa cái hoặc hoàn toàn là hoa cái.

Đôi khi bắt gặp những cây hoàn toàn cho hoa đực ,được cho là sản xuất ra lượng nước ngọt lớn hơn hoa cái.

Mỗi chùm hoa cái mang hàng nghìn quả, mất 12 tháng từ khi nở hoa đến khi chín nếu không chạm vào tay vào. Một cây đác có thể tạo ra 250.000 hạt.

Quả đác

Quả hình tròn hoặc hình elip có đường kính từ 5 đến 7 cm, có màu xanh khi chưa trưởng thành chuyển sang màu vàng sau đó chuyển dần sang màu đen, chứa từ hai đến ba hạt màu đen.

Hạt đác có hình dạng elip và màu trắng mờ, kết cấu dai và  có hương vị.

Lợi ích sức khỏe của hạt đác

Một trăm gam hạt đác chứa 4 gam protein, 6 gam carbohydrate, 16 gam chất xơ, 2 gam chất béo, 9 gam canxi, 5 gam sắt và lượng calo thấp khoảng 27 kcal. 

 

Hỗ trợ giảm cân

Hạt đác chứa 93% hàm lượng nước và cả gelatin mang lại cảm giác no sau khi ăn. Do đó giúp kiểm soát sự thèm ăn.

Điều trị viêm khớp

Ăn 100 gram hạt đác mỗi ngày có thể dần dần chữa lành bệnh viêm khớp.

Sức khỏe tiêu hóa

Hạt đác có hàm lượng chất xơ cao giống các loại rau như súp lơ xanh, rau mồng tơi…giúp điều trị táo bón hiệu quả. Ăn hạt đác mỗi ngày giúp tránh táo bón và các rối loạn tiêu hóa khác.

 

Chống ung thư

Hạt đác rất giàu hàm lượng polysaccharide, đặc biệt là gôm galactomannan có tác dụng chống ung thư và hoạt động chống oxy hóa cao. Do đó hạt đác cũng được chiết xuất làm thuốc và mỹ phẩm.

Giảm ngứa

Nhựa cây chiết từ cây đác có tác dụng giảm ngứa. 

Phòng chống loãng xương

Khi càng về già, tình trạng loãng xương thường xảy ra. Loãng xương không chỉ ảnh hưởng đến người già mà còn cả những người trẻ tuổi ngày nay xảy ra do hoạt động nhiều và thiếu thực phẩm có chứa canxi.

Hạt đác có 91 miligam canxi nên sẽ đáp ứng nhu cầu canxi hàng ngày và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

Hạt đác được cho là thực phẩm ăn kiêng lành mạnh vì nó hỗ trợ nhu động của ruột, chứa chất xơ và ít calo. Đồng thời giúp xương chắc khỏe và có hiệu quả để chữa viêm khớp vì  chứa một lượng lớn canxi.

Công dụng của hạt đác ở 1 số nước

Rễ non của cây đác được sử dụng trong một loại thuốc điều trị sỏi thận và rễ già chữa đau răng ở Malaysia.

Ở Đông Nam Á, tiêu thụ đường từ hạt đác được sử dụng như một phương thuốc truyền thống giúp hồi phục cơ thể sau ốm, mệt mỏi.

Hạt đác được sử dụng rộng rãi dưới dạng  thành phần của nhiều loại bánh kẹo và thực phẩm tốt cho sức khỏe. Là một thực phẩm ăn kiêng lành mạnh vì nó có hàm lượng calo thấp, chứa chất xơ và khoáng chất

hạt đác

Ở Philippines, thân và cuống lá có tác dụng lợi tiểu và chống ung thư máu.

Các sợi ở cuống lá có tác dụng cầm máu, được dùng làm thuốc cầm máu và làm thuốc đông y để đắp lên vết thương.

Rễ cây đác được sử dụng để làm nước sắc trà giúp giảm các vấn đề về bàng quang. Nước sắc rễ có lợi cho phổi và hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Điều trị cảm lạnh và các vấn đề về xoang, mụn rộp và đau họng.

Một số công dụng khác

Nước ép của quả chín được dùng làm chất độc cho cá và tuyệt đối không được ăn. nó có tính ăn da mạnh, gây đau và viêm khi dính vào da.

Thân cây gồm lõi mềm chứa nhiều tinh bột, nhiều thớ dai và hình trụ hóa gỗ. Gỗ màu đen và vàng của thân cây được dùng làm ván sàn, đồ nội thất, tay cầm dụng cụ và làm củi đốt có giá trị nhiệt trị cao. Gốc cây được khoét rỗng làm thùng hoặc ống dẫn nước.

Những sợi cứng giữa các sợi mảnh gần gốc lá được dùng làm bút và mũi tên. Xơ từ thân lá và rễ được dùng làm dây câu, bẫy và làm thảm.

Đôi khi cây được trồng để đánh dấu ranh giới hoặc chống sạt lở đất

hạt đác

Hạt đác dùng làm chất tạo ngọt và tạo hương vị cho bánh ngọt, bánh kếp, bánh mì nướng, ngũ cốc, đồ uống, nước ép trái cây và nhiều công dụng khác.

Phần ngọn non hoặc chồi ngọn được gọi là ‘cải cọ’ cũng được ăn như một món salad hoặc nấu chín.

Hạt đác chưa chín được được tiêu thụ rộng rãi ở Philippines, thường được đun sôi với đường để tăng độ ngọt. Và làm thành trái cây đóng hộp sau khi đun sôi trong đường.

Ở Indonesia, hạt đác được chiết xuất và trải qua 10–20 ngày ngâm nước, sau đó đun sôi với đường để tạo ra món kolang-kaling. Là một đồ ngọt phổ biến sử dụng để giải khát.

Một số món ăn với hạt đác

Cách làm chè hạt đác thanh nhiệt, giảm cân

Nguyên liệu: 

  • 50g gạo nếp
  • 1/2 thìa cà phê muối
  • 625ml nước cốt dừa
  •  200g hạt đác tươi
  • 3 muỗng canh đường cọ lỏng hoặc đường cọ bào
  • 80ml kem dừa

Cách làm:

  • Bước 1:Ngâm gạo trong nước 20 phút, sau đó lọc lấy nước. Cho gạo vào nồi, cùng với muối và một nửa nước cốt dừa. Đun sôi, sau đó giảm lửa và đun nhỏ lửa trong 5 phút, thỉnh thoảng khuấy cho đến khi gạo mềm.
  • Bước 2: Sau khi gạo đã mềm thì thêm hạt đác và nước cốt dừa còn lại vào gạo. Khuấy đều, sau đó nấu thêm 5 phút hoặc cho đến khi gạo trở nên trong mờ.
  • Bước 3: Khuấy đường và nấu thêm 2 phút
  • Bước 4: Sau khi nấu xong thì chia cho bốn bát. Rưới mỗi bát một thìa nước cốt dừa và dùng nóng.

Cách làm món Kolak Indonesia

Kolak là một trong những món ăn truyền thống ở Indonesia và thường được dùng trong tháng lễ Ramadhan.

Công thức dưới đây phục vụ cho 10 người ăn. Giảm bớt nguyên liệu nếu bạn muốn.

hạt đác

Nguyên liệu:

  • 300g khoai lang, gọt vỏ và cắt miếng nhỏ 
  • 2 quả chuối bóc vỏ và cắt xéo mỏng
  • 150g hạt đác tươi
  • 500g đường thốt nốt
  • 50g muối
  • 750ml nước cốt dừa
  • 1000ml nước
  • 10 g lá đinh lăng

Cách làm

  • Cho nước vào nồi cùng với khoai lang. Luộc cho đến khi khoai lang chín nhưng không quá mềm. 
  • Giảm nhiệt và thêm nước cốt dừa, đường nâu, muối và lá đinh lăng. Khi đun nhỏ lửa, cho chuối đã cắt và đường thốt nốt vào. Đun sôi trở lại.
  • Dùng nóng

Cách làm chè rau câu hạt đác

hạt đác

Nguyên liệu:

  • 1/2 kg rau câu
  • 1/2 kg hạt đác tươi
  • 5 muỗng canh đường ( tùy sở thích ăn ngọt của bạn)
  • 1 giọt màu đỏ cho thực phẩm
  • 1 giọt siro trái cây
  • 200ml nước
  • Sữa tươi hoặc sữa đặc(tùy chọn)
  • Đá viên ( tùy thích) 

Cách làm:

  • Bước 1: Đun sôi một cốc nước (khoảng 200ml) sau đó thêm đường. Thêm 1 giọt siro trái cây. Để sang một bên sau khi đun sôi
  • Bước 2: Cắt rau câu thành từng viên nhỏ. Đun sôi nước sau đó cho hạt đác vào. Nhỏ 1 giọt thực phẩm tạo màu đỏ. Lọc lấy hạt đác sau khi đã ngấm màu thực phẩm và bỏ nước đi 
  • Bước 3: Chuẩn bị bát và cho nước đường vào (ở bước 1). Thêm các viên rau câu, hạt đác và 1 muỗng canh sữa đặc (nếu thích). Thêm đá viên (nếu bạn thích). Cuối cùng là thêm nước (nóng hoặc lạnh)

Cách làm siro hạt đác

hạt đác

Nguyên liệu:

  • 1 kg hạt đác tươi
  • 600 gr đường
  • 75 ml nước
  • Lá dứa hoặc bột vani

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa kỹ hạt đác và để ráo. Cho vào một nồi nước sôi. Ngay sau khi nước bắt đầu sôi. Tắt bếp.

        Cho hạt đã đun lên rây lọc, để nguội và thật khô (ít nhất trong 1 giờ)

  • Bước 2: Làm siro: Cho đường vào chảo, thêm nước và lá dứa. Khi đường tan hết thì tắt bếp. Để nguội

        Đặt hạt đác vào một hộp đựng thủy tinh, thêm đường vào.

  • Bước 3: Hai ngày sau, tiếp tục đun sôi đường (không có hạt đác) cho đến khi giảm bớt. Để nguội và đổ lại vào hộp

         Lặp lại quá trình cho đến khi siro đặc lại và hạt đác được lên men.

Hạt đác có nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như đời sống. Hầu hết mọi bộ phận của cây đác đều được sử dụng. Cùng bắt tay vào làm chè hạt đác thơm ngon cho cả gia đình nào!

Theo: Nguyễn An

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận