Bón phân cho hoa hồng là một công đoạn không thể bỏ qua khi các bạn trồng và chăm sóc. Bài viết sau, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn yêu hoa hồng cách bón phân cho chuẩn và hiệu quả nhất. Để có được những chậu hoa mầm đẹp, bông to như ý. Mời các bạn cùng theo dõi.
Bón phân cho hoa hồng
Bón phân gì cho hoa hồng trong chậu để mầm to hoa nhiều?
Chia sẻ loại phân thường hay sử dụng cho cây hoa hồng:
Đặc điểm ở vùng nông thôn có thể kiếm phân bò giúp việc chăm sóc cho hoa hồng rất đơn giản. Với việc chăm sóc hoa hồng thì mỗi người lại có một kinh nghiệm riêng.
Không phải tất cả là đều giống nhau. Có thể nhiều bạn cho rằng sử dụng phân bò khô là tốt nhưng cũng có bạn lại sử dụng đậu tương ngâm. Mỗi người lại có một công chăm sóc riêng.
Lợi ích của phân khô rất tốt, tuy rằng thời gian để cây hấp thụ có thể hơi lâu. Thời gian tồn tại của phân được dài, do vậy các bạn cũng có thể lấy đây là một cái tham khảo. Để chăm sóc cây hoa hồng ngoại của mình.
Nếu như nơi bạn sinh sống sẵn có loại phân này thì không ngại ngùng gì mà không sử dụng. Bởi vì lợi ích của nó rất tốt.
3 loại phân thần thánh bón cho hoa hồng nở quanh năm
Chia sẻ ba cách giúp hoa hồng năm nở hoa và có mầm đẹp. Trong cuộc sống không dễ dàng gì để mọi thứ tự nhiên mà đẹp được, đều phải có bàn tay chăm sóc của con người. Vậy thì ba cách đó như thế nào, xin mời các bạn cùng tìm hiểu.
Quả chuối chín
Những loại này trong gia đình các bạn đều có hết. Trước tiên là chúng ta sẽ nói về quả chuối, chuối nào sử dụng cũng được. Thì trong đó có chứa các chất khoáng, bởi nhu cầu của cây cũng là canxi, chất khoáng. Như vậy sẽ cho cây có bộ rễ khỏe, mầm đẹp, hoa nở quanh năm.
Đầu tiên như đã giới thiệu là chuối sẵn có tại nhà, có thể dư thừa không sử dụng hết. Vậy thì chôn quả chuối xuống như thế nào? Ta sẽ đào sâu đất quanh lên, nếu như cây hồng trồng ngoài tự nhiên thì có thể chôn cả quả cũng được. Tuy nhiên nếu bón cho cây trong chậu thì nên cắt nhỏ ra, như vậy thì sẽ nhanh phân hủy hơn.
Mỗi một gốc chúng ta chỉ cần sử dụng một quả thôi, không nhất thiết phải nhiều. Nên vùi kỹ một chút thì sẽ tránh được ruồi bọ bấu vào gốc gây mất vệ sinh.
Trứng vịt
Loại thứ hai cũng cực kỳ tốt với cây hoa hồng, mà cách này có thể thực tế các bạn đã nghe qua rồi. Nhưng chưa tin vào thực tế là nó có tác dụng như thế nào. Chúng ta sẽ sử dụng trứng vịt, người ta nói rằng chôn trứng xuống gốc hồng rất tốt.
Nhiều khi các bạn cũng chỉ biết rằng thấy người ta dùng trứng thì mình cũng dùng theo thôi. Nhưng mà các bạn chắc hẳn sẽ chưa hiểu công dụng và cách dùng như thế nào?
Thì trong vỏ trứng có chứa canxi, giúp cho mầm cứng và mập mạp. Các bạn cũng dùng vỏ trứng cũng được, đập nát ra. Tuy nhiên, chôn cả quả thì tác dụng sẽ tốt hơn, sẽ chuyển hóa thành dòng phân hữu cơ rất tốt.
Tuy nhiên nếu để nguyên cả quả thì tác dụng sẽ rất lâu. Nếu có nhiều vỏ thì các bạn có thể đốt xém nó đi và rắc lên phía trên. Thì cũng giúp ngăn chặn được ốc sên. Vì nhiều khi đất ẩm thấp là cũng có ốc sên nhỏ tấn công cây.
Để chôn quả trứng mà nhanh có tác dụng thì các bạn phải đào sâu hơn so với khi dùng quả chuối. Sâu hơn là tại sao? Để tránh tạo mùi khi mà phân hủy. Các bạn đục khoảng vài ba lỗ, lấy mũi dao đâm cũng được. Sau đó thả xuống thì rễ hồng sẽ ăn chất dễ dàng.
Lưu ý là chôn càng sâu xuống càng tốt, tiếp nữa là che chắn đầy đủ để tránh ruồi nhặng.
Nước vo gạo
Cách thứ ba nữa chia sẻ với các bạn là gạo. Vậy gạo có tác dụng như thế nào? Chúng ta không phải là lấy gạo rắc vào gốc mà thường ngày các bạn vo gạo nấu cơm. Các bạn vo thật đặc, tích nước vo lại, thì cứ độ ba bốn ngày các bạn lại tưới một lần.
Ở trong nước vo gạo mà chúng ta vẫn hay đổ bỏ có lượng tinh bột, các chất có tác dụng tương tự thuốc B1 lượng nhỏ. Giúp cho bộ rễ của cây các bạn luôn khỏe mạnh. Đó là ba nguồn cấp chất cực kỳ tốt đối với cây của các bạn.
3 giai đoạn bón phân NPK cho hoa hồng – bí quyết từ nhà vườn
Từng bước sử dụng phân NPK thời điểm nào là tốt nhất. Chon mác như thế nào để mầm đẹp, phát tán đẹp, …
Từ lúc cây hồng non đến khi cây phát sinh ra hoa và sau hoa có 3 giai đoạn bón phân vô cơ NPK. Khuyến cáo với các bạn là phân của các công ty đã được trộn đúng theo công thức rồi. Thì các bạn mua loại có đóng bao bì, hướng dẫn sử dụng hay là thành phần hàm lượng như thế nào thì yên tâm.
Còn nếu các bạn mua các loại phân chiết, xé lẻ ra bán ở ngoài thị trường. Thì không đảm bảo chất lượng và dễ dính hàng giả.
Có rất nhiều công ty sản xuất và rất nhiều mác phân. Mỗi công ty lại sản xuất một loại riêng, ví dụ như ba màu (NPK). Thì quan trọng là hàm lượng ở trong phân như thế nào khi sử dụng và mục đích của các bạn trong từng giai đoạn thời điểm.
Giai đoạn cây non
Khi cây hoa của các bạn còn non và sau khi cắt cành tỉa nhánh thì có thể cho loại bón thúc với các mác như 16-16-8, 20-20-15.
Có thể bạn quan tâm
Hoa hồng cổ Vân Khôi và những điều tối kị khi trồng
Hoặc là những cây muốn vừa để ra hoa ra nụ và vừa phát tán cành. Thì những cây non này sử dụng loại 12-5-10 + 14S + TE, 13 – 5 – 7 + 8S + TE. Thì những dòng phân này dùng bón cho cây non. Bởi đạm là kích mầm bật nhánh, lân kích rễ và kali giúp thân cứng ra hoa kết nụ.
Thế thì giai đoạn cây non các bạn cần bộ rễ và kích mầm nhanh. Thì các bạn nên sử dụng loại trên. Thì đó là giai đoạn một khi cây non hoặc sau khi cắt tỉa. Để cho cây bật nhánh bật mầm, phát tán xanh lá.
Cây bắt đầu ra hoa
Giai đoạn hai là khi cây của các bạn đã lên mầm và bắt đầu kết nụ. Các bạn sử dụng thông thường các loại như sau 13-13-13 + TE, 20-20-25 + TE. Các bạn có thể thấy hàm lượng đạm lân bằng nhau và kali cũng bằng luôn, thậm chí là cao hơn.
Cây của các bạn kết nụ, cứng cành nên cần lượng cao kali, có một loại đặc biệt hơn là 15-15-20 + 10S + TE. Loại này giúp hoa của các bạn cực đẹp. Và nếu khi cây của các bạn trong điều kiện nắng quá hoặc lạnh quá thì nên sử dụng loại này. Sẽ giúp cây hồi phục rất nhanh.
Nếu như khi cây bắt đầu kết nụ mà sử dụng loại này thì cam kết hoa lúc nào cũng chuẩn phom.
Sau khi hoa tàn
Còn đến giai đoạn ba tức là sau lúc hoa. Đây chính là lúc bạn nên vào phân thường ủ, phân hữu cơ và các phân vi sinh khác. Để hồi phục và tạo một lớp mùn mới cho cây. Sau đó độ năm đến bảy hôm muộn nhất các bạn lại tuần hoàn lại từ giai đoạn một.
Nếu như trồng hoa mà các bạn nắm bắt được đúng vòng tuần hoàn như trên. Thì đảm bảo với các bạn là cây sẽ luôn đẹp. Các bạn xử lý giá thể tốt, phân chuồng phân hữu cơ tốt và có đủ thành phần thì cây sẽ khỏe đẹp.
Yên tâm không phải lo về vấn đề cây có hoa hay không có hoa và kết nụ hay không. Thế còn những yếu tố thời tiết hay ánh nắng thì lại ở một góc độ khác.
Tóm lại cách sử dụng phân NPK cho hoa hồng:
Mỗi một công ty thì đều có loại phân khác với công thức trộn khác nhau. Phù hợp cho một loại đất, khu vực. Màu phân không quan trọng mà quan trọng là hàm lượng của phân ra sao.
Ba giai đoạn để bón tưới phân cho cây hoa. Giai đoạn một đạm, lân cao hơn kali. Giai đoạn hai cứ lân và đạm thấp hơn hoặc bằng kali. Giai đoạn ba có thể bón phân vi sinh, phân chuồng. Sau từ năm bảy hôm thì lại quay vòng lại.
Hướng dẫn cách tưới phân NPK cho cây hoa hồng đơn giản
Hàm lượng, cách tưới NPK cho cây hoa hồng như thế nào? Hướng dẫn hiệu quả nhất
Ví dụ cây hồng non cứ bốn ngày đến năm ngày tưới một lần. Và khi cây chuẩn bị ra nụ thì lại đổi loại khác. Còn liều lượng ra sao thì sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đơn giản nhất để không phải tính toán. Để cho dễ thực hiện nhất.
Có thể bạn quan tâm
Hồng thân gỗ và kỹ thuật cắt tỉa, chăm bón cho sai hoa
Ở đây phân bón thúc thì có rất nhiều loại, có thể là màu xanh, màu hồng hay màu trắng. Khuyến khích các bạn bón loại phân màu trắng giá cao nhất 13 ngàn đồng/kg. Phân màu xanh là 11 ngàn/kg, và phân màu hồng chỉ 9 ngàn/kg.
Các bạn pha vào thùng sơn 20 lít, đổ nước vào thùng đến khoảng 18 lít. Sau đó nắm hai nắm phân bỏ vào trong thùng để ngâm từ sáng đến chiều, hoặc từ chiều đến sáng hôm sau. Cho phân tan hết ra, khuấy đều lên rồi các bạn sử dụng tưới.
Phân để như vậy nếu pha thừa thì cũng có thể đậy lại tưới sau. Cứ để như vậy cũng không ảnh hưởng gì. Khi chúng ta quẳng phân trên mặt đất thì có thể sợ bốc hơi. Nhưng một khi đã cho vào trong nước thì không bị hụt chất.
Cứ ngâm cả thùng như vậy để tiện tay lúc nào cần thì tưới. Các bạn cũng không phải hòa nhiều lần cho mất thời gian. Khi rắc phân trên đất thì có thể xảy ra phân không kịp tan hết mà bị bốc hơi. Phân bốc hơi lên có thể làm nóng cây. Và thứ ba nữa nếu trời mưa nhiều thì phân tan nhiều làm xót cây.
Chú ý khi tưới phân NPK cho hoa hồng
Đó là lý do các cây lâu năm có thể bón còn cây hoa hồng các bạn chủ yếu nên tưới. Nếu như trời mưa nhiều thì các bạn rắc ít vài hạt thôi cũng được. Còn trời nắng thì khuyến khích các bạn nên tưới. Vậy thì tưới như thế nào?
Khi phân ngâm đã tan ra hết rồi thì đến lúc đi bón các bạn khuấy đều lên. Một ca múc nước tưới có thể tưới được cho ba cây nhỏ. Do đã pha loãng rồi nên không sợ rễ bị sót. Cây to hơn một chút thì hai cây một ca. Cứ bốn hôm lại tưới một lượt như thế, những cây trong chậu lớn thì có thể tưới hai đến ba ca. Miễn sao đủ ướt hết mặt chậu.
Nếu tưới nhiều quá thì phân sẽ chảy xuống dưới chậu gây lãng phí. Tưới như trên và đủ lượng để phân giữ được trong chậu. Cây mới thay bầu mà không bị vỡ thì bốn năm hôm sau là tưới được. Cây mà bị vỡ bầu thì phải đợi khoảng ba tuần.
Với cây chiết cành, cho ra đất được ba tuần, bắt đầu ra mầm non thì mình chỉ cần tưới một ít. Gọi là tưới nhử, tại sao lại gọi là tưới nhử? Tức là chỉ cần có hơi phân để cho rễ của cành chiết hoa hồng phát. Chứ các bạn có tưới đẫm cũng không để làm gì vì thật ra là những rễ này chưa hút được chất. Tưới nhiều cũng lãng phí và gây sót.
Mong rằng bài viết đã giúp ích được cho những bạn yêu hoa hồng và chuẩn bị trồng hoa hồng những kinh nghiệm cần thiết. Bón phân cho hoa hồng cũng cần chú ý rất nhiều yếu tố. Dùng loại nào và liều lượng bao nhiêu là phù hợp nhất. Chúc các bạn có những chậu hoa hồng đẹp như ý.
Theo: Thủy Tiên