Các Loại Nấm Linh Chi Và Cách Phân Biệt THẬT – GIẢ

Nấm Linh Chi hay còn có tên gọi khác là tiên thảo dược/nấm trường thọ có rất nhiều tác dụng cực kỳ bổ dưỡng nếu biết cách sử dụng đúng.

Từ xưa, người ta đã biết tới những tác dụng thần kì của Nấm Linh Chi và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, với độ quý hiếm bây giờ dường như chỉ có vua chúa, lớp quý tộc mới có thể dùng.

Ngày nay, với kỹ thuật nhân giống và thử nghiệm thành công trên nhiều quốc gia. Nấm Linh Chi  đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Vậy Nấm Linh Chi chứa chất gì? Các loại Nấm Linh Chi và cách phân biệt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Nấm Linh Chi chứa chất gì?

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới để tìm hiểu về các thành phần của Nấm Linh Chi, tác dụng của loại nấm này như thế nào,…

Kết quả chỉ ra rằng, Nấm Linh Chi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người như Germanium, beta-D-glucan acid ganodermic, acid oleic, acid ganoderic, ganoderans, ganodosteron, adenosin cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết như kali, magnesium, đồng, sắt, natri, calcium,….

Nấm Linh Chi mọc ở đâu?

Nấm Linh Chi mọc sinh trưởng, phát triển trên những thân cây mục bị chết trong môi trường rừng kín, ẩm thấp.

Nấm Linh Chi rừng sinh trưởng trên các thân cây gỗ và sinh sản chủ yếu bằng bào tử nằm ở mặt dưới của thể quả.

Đặc biệt, Nấm Linh Chi sau khi thu hoạch sẽ không mọc lại ở cùng một thân cây cho dù thân cây này chết vài chục đến hàng trăm năm.

Tại nước ta, Nấm Linh Chi được phát hiện mọc nhiều tại khu vực rừng Phú Quốc trên xác cây dầu mít, dầu nước, đã chết bên bờ suối.

Ngoài ra, chúng còn mọc ở các tỉnh miền núi, từ Lâm Đồng cho đến Lào Cai, và một số tỉnh thành như . Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; vùng rừng thuộc Vườn Quốc gia Bến En,…

Nếu trước đây, Nấm Linh Chi được xem là khá đắt đỏ và chỉ những tầng lớp giàu có mới có thể mua được thì ngày nay với sự hỗ trợ của công nghệ, khoa học, Nấm Linh Chi đã được trồng thành công tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Tuy Nấm Linh Chi trồng có chất lượng không bằng với Nấm Linh Chi rừng nhưng những cải tiến công nghệ đảm bảo mang lại loại nấm có đầy đủ dưỡng chất, hoạt chất giá trị tốt nhất.

Các loại Nấm Linh Chi

Có hai cách phân loại Nấm Linh Chi: theo nguồn gốc và theo màu sắc.

Phân loại Nấm Linh Chi theo nguồn gốc xuất xứ

Đối với cách phân loại này, Nấm Linh Chi được chia làm nhiều loại bao gồm: Nấm Linh Chi Việt Nam, Nấm Linh Chi Hàn Quốc, Nấm Linh Chi Trung Quốc, Nấm Linh Chi Nhật Bản,..

Nấm Linh Chi Hàn Quốc: Hàn Quốc từ lâu đã nổi tiếng với các loại Nấm Linh Chi được chăm sóc theo phương pháp hiện đại và xử lý đặc biệt cho ra giá trị cao ngang ngửa Nấm Linh Chi rừng.

Các loại Nấm Linh Chi Hàn Quốc nổi tiếng nhất bao gồm Nấm Linh Chi vàng, Nấm Linh Chi đỏ, Nấm Linh Chi Thượng Hoàng, Nấm Cổ Linh Chi,..

Ngoài ra, Hàn Quốc còn cho ra sản phẩm Nấm Linh Chi rất được ưa chuộng hiện nay.

Nấm Linh Chi Nhật Bản: Đất nước Nhật Bản xuất hiện chủ yếu loại Nấm Linh Chi đỏ quý nhất, tai nấm dày và cứng hơn rất nhiều so với Nấm Linh Chi Việt Nam.

Loại Nấm Linh Chi đỏ được Nhật Bản trồng thành công, thời gian trồng dài gấp đôi các loại Nấm Linh Chi khác trên thế giới.

Nấm Linh Chi Việt Nam: Các nhà khoa học đã phát hiện một loại Nấm Linh Chi rất quý mọc trên cây gỗ lim đã chết ở tỉnh Quảng Nam được gọi là nấm lim xanh.

Nấm Linh Xanh có giá trị rất cao về kinh tế cũng như tác dụng bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa nhiều căn bệnh, trong đó có cả bệnh về gan và ung thư.

Nấm Linh Chi Trung Quốc: Nấm Linh Chi Trung Quốc có hình quả thận, màu sắc vàng nâu hoặc vàng xám, nấm xốp, dễ ẩm mốc.

Loại nấm này không đảm bảo về chất lượng dinh dưỡng, trọng lượng cũng nhẹ hơn rất nhiều so với các loại nấm hàn Quốc, Việt Nam.

Gian thương hay dùng Nấm Linh Chi Trung Quốc đã chiết hết hoạt chất và dùng xác nấm để làm giả Nấm Linh Chi Hàn Quốc.

Phân loại Nấm Linh Chi theo màu nấm

Đối với cách phân loại theo màu sắc, Nấm Linh Chi có 6 loại cơ bản sau đây:

Nấm Linh Chi Xanh( Thanh Chi/Long chi): Loại nấm này có màu xanh, không chứa độc tố, tính bình, có vị chua, sử dụng rất tốt trong làm sáng mắt, bổ gan, cải thiện trí nhớ, giúp ổn định hệ thần kinh, …

Nấm Linh Chi Đỏ (Hồng Chi/ Xích Chi): Loại nấm này được xem là chứa nhiều hoạt chất nhất, nấm có vị đắng, tính bình, không chứa độc tố, sử dụng tốt trong chữa trị chứng khó thở, tức ngực, tăng cường trí tuệ, bổ máu, tốt cho hệ tim mạch …

Nấm Linh Chi Vàng ( Hoàng chi/Kim chi): Nấm có vị ngọt, tính bình, không độc, sử dụng tốt trong trị an thần, ích tì khí.

Nấm Linh Chi Trắng( Bạch chi/ Ngọc chi): Nấm có màu trắng, tính bình, không độc, vị cay, sử dụng tốt trong chữa ho nghịch hơi, ích phổi, thông mũi, cường ý chí.

Nấm Linh Chi Đen( Hắc chi/ Huyền chi): Nấm có màu đen, tính bình, không độc, vị mặn, sử dụng tốt trong chữa chứng bí tiểu, ích thận khí.

Nấm Linh Chi Tím( Tử chi/Mộc chi): Nấm có màu tím, tính ôn, không độc, vị ngọt, sử dụng để chữa trị đau nhức khớp xương, gân cốt.

Nấm Linh Chi loại nào tốt nhất?

Trong 6 loại nấm kể trên, Nấm Linh Chi đỏ và đen được coi là những loại có nhiều tác dụng và công năng nhất, đặc biệt là Nấm Linh Chi đỏ.

Loại nấm này không chỉ tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe, mà còn rất tốt trong làm đẹp, giảm cân, chống lão hóa.

Nấm Linh Chi đỏ có lượng hoạt chất Germanium cao hơn rất nhiều so với những loại Nấm Linh Chi khác nên được mọi người sử dụng thường xuyên để ngăn chặn các tế bào lạ gây bệnh ung thư và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Cách phân biệt một số loại Nấm Linh Chi

Nấm Linh Chi hiện được bày bán ở nhiều đơn vị, tuy nhiên sự xuất hiện tràn lan của các loại nấm giả, nấm xấu khiến người tiêu dùng rất hoang mang.

Để tránh mua lầm Nấm Linh Chi đỏ kém chất lượng, bạn nên biết cách chọn nấm, cách phân biệt nấm giả thật,….

Dưới đây là một số một số mẹo giúp người sử dụng có thể phân biệt các loại Nấm Linh Chi:

Phân biệt loại linh chi tự nhiên với nuôi trồng

Nấm Linh Chi tự nhiên khá xù vì, thô ráp, kích thước không quá lớn và có độ dày từ 1 – 3cm, khá cứng, khi dùng tay bẻ sẽ không vị vỡ thành nhiều mảnh. Nấm Linh Chi tự nhiên thường có vị đắng, khi ngâm lâu sẽ có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng.

Trong khi đó, Nấm Linh Chi được nuôi trồng bề ngoài trông khá bắt mắt, mặt trên của nấm sáng bóng, nấm mỏng và to hơn Nấm Linh Chi rừng.

Khi dùng tay bẻ, nấm dễ vỡ thành nhiều mảnh. So với Nấm Linh Chi rừng, Nấm Linh Chi nuôi trồng ít đắng hơn nhưng không có mùi thơm đặc trưng.

Phân biệt Nấm Linh Chi Hàn Quốc và Trung Quốc

Nấm Linh chi Hàn Quốc thường nặng khoảng 200g, mũ nấm thường có hình tròn méo, mặt dưới mũ nấm có màu vàng chanh, có vết trầy trắng, cứng, chắc như gỗ.

Trong khi đó Nấm Linh Chi Trung Quốc chỉ nặng khoảng 50g, mũ nấm hình quả thận, mặt dưới mũ nấm màu vàng xám hoặc vàng nâu, có vết trầy màu nâu đất, khá mềm, chỉ cần dùng tay bóp nhẹ, nấm có thể dễ dàng vỡ hoặc méo.

Bên cạnh đó, Nấm Linh Chi Hàn Quốc có bề mặt sáng bóng, khi sờ vào mặt cắt của cuống nấm sẽ thấy mịn, nấm có vị đắng hơi nồng, mùi thơm, không chua.

Nấm Linh Chi Trung Quốc có bề mặt xỉn màu, không sáng bóng, mặt cắt cuống khá sần sùi, nấm vó vị đắng, mùi chua, không tạo độ nồng khi sắc nước.

Cách nhận biết Nấm Linh Chi đỏ

Là loại nấm có giá trị kinh tế, sức khỏe tốt nhất trong các lại nên Nấm Linh Chi đỏ hay bị làm giả nhất. Khi mua Nấm Linh Chi đỏ, bạn cần chú ý các đặc điểm của nấm để nhận dạng nấm thật như sau:

Về màu sắc: Nấm Linh Chi đỏ màu đỏ sẫm ở bề mặt và có màu trắng hoặc nâu nhạt dưới mũ.

Về hình dáng: Nấm Linh Chi đỏ có chiều cao và chiều rộng khoảng 12 – 20cm, mũ nấm hình bầu dục hoặc bán nguyệt, nấm có cuống to khoảng 4cm và mọc lệch sang một bên.

Về vân nấm: Nấm Linh Chi đỏ có vân hình tròn đồng tâm, vân xa tán tia.

Về độ cứng: Nấm Linh Chi đỏ có vỏ cứng chắc, bề mặt nấm nhẵn bóng.

Sử dụng Nấm Linh Chi thế nào để có hiệu quả tốt nhất

Khi sử dụng Nấm Linh Chi hãm nước uống, bạn có thể cho thêm táo tàu, cam thảo, atiso, hoặc cỏ ngọt vào nhằm giảm bớt vị đắng, dễ uống mà không mất đi những dược tính của nấm.

Ngoài ra, khi uống, bạn có thể thêm vitamin C để tăng khả năng hấp thu dược chất.

Bạn nên dùng Nấm Linh Chi trước mỗi bữa sáng, khi đói bụng. Nấm có tác dụng thanh lọc chất độc hiệu quả nên nếu xuất hiện biểu hiện tiểu nhiều sau khi dùng thì đó là dấu hiệu tốt.

Sau 2 – 3 ngày sử dụng, xảy ra hiện tượng táo bón, tiêu chảy, mẩn ngứa là điều bình thường. Thậm chí người bị huyết áp thấp có thể bị chóng mặt.

Tuy nhiên, bạn không cần lo ngại về vấn đề này. Các hiện tượng sẽ trở lại bình thường sau một thời gian.

Đối tượng không nên uống Nấm Linh Chi

Mặc dù Nấm Linh Chi tốt cho sức khỏe mọi người nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng Nấm Linh Chi. Nếu lạm dụng Nấm Linh Chi sẽ gây ra nhiều vấn đề có hại khác.

Những người có huyết áp quá cao hoặc quá thấp hay có cơ địa dị ứng với linh chi nếu muốn sử dụng đều phải phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Làm thế nào để bảo quản Nấm Linh Chi tốt nhất

Bảo quản Nấm Linh Chi tươi

Để Nấm Linh Chi có thể duy trì chất lượng tốt, bạn cần phải có cách bảo quản cẩn thận, đảm bảo đúng quy trình và đáp ứng các điều kiện thích hợp để nấm không bị ẩm mốc hay vi khuẩn xâm nhập.

Dưới đây là một số cách sơ chế Nấm Linh Chi tươi để bảo quản được tốt nhất:

Sau khi thu hoạch Nấm Linh Chi Hoàng Kim, bạn rửa sạch nấm rồi đem đi phơi mặt dưới của nấm dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 7 giờ.

Sang ngày thứ hai, bạn phơi mặt trên nấm trong 4 giờ dưới ánh nắng mặt trời rồi cho nấm vào khu vực bóng râm thoáng gió, sử dụng quạt máy để làm khô nấm.

Sang ngày tiếp theo, bạn tiếp tục mặt dưới của nấm thêm 6 giờ dưới ánh nắng mặt trời rồi cho nấm vào khu vực bóng râm, làn khô nấm bằng quạt máy.

Những ngày sau đó, bạn để nấm trong khu vực bóng râm thông thoáng, sử dụng quạt máy liên tục để nấm được khô hoàn toàn.

Trong trường hợp không có nắng lý tưởng, bạn cần để nấm trong phòng thoáng khí và làm khô nấm bằng quạt máy.

Trung bình 4kg Nấm Linh Chi tươi sẽ cho ra 1kg linh chi khô. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể thái lát hay nghiền nhỏ linh chi khô.

Bảo quản Nấm Linh Chi khô

Sau khi thái lát hay nhiền nhỏ Nấm Linh Chi khô, bạn có thể sử dụng nó trong 2 năm mà không lo nấm mốc hay giảm chất lượng bằng cách sau:

Lựa chọn linh chi khô hoàn toàn cho vào túi nilon hút chân không bọc lại cẩn thận không bị mốc, giảm chất lượng.

Trong quá trình sử dụng, bạn phải để Nấm Linh Chi khô ở  khu vực khô ráo, thoáng mát, tránh những chỗ ẩm thấp, sâu bọ, mối mọt.

Bạn cần kiểm tra nấm thường xuyên nếu không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài. Nếu phát hiện nấm bị ẩm cần mang phơi khô lần nữa.

Xử lý Nấm Linh Chi bị mốc

Nhiều trường hợp, người dùng không bảo quản cẩn thận khiến Nấm Linh Chi bị mọt, mốc, xuất hiện nhiều chấm nhỏ li ti như rêu. Nếu tình trạng nấm mốc quá nhiều thì bạn cần phải loại bỏ ngay lập tức.

Trường hợp, nấm mốc chỉ mới xuất hiện tại 1 tai hay lát nấm, bạn có thể xử lí bằng cách loại bỏ lát nấm mốc ra khỏi túi, đem túi nấm phơi lại một lần nữa dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô bằng quạt máy. Sau khi đã khô hoàn toàn, cho nấm vào túi đựng mới và bảo quản ở khu vực khô ráo.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về Nấm Linh Chi bao gồm các loại Nấm Linh Chi, cách phân biệt, công dụng, cách bảo quản Nấm Linh Chi tươi và khô,….

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận