Cây lá ngón là loài thực vật nổi tiếng với sự nguy hiểm chết người. Nhưng thực sự có phải chúng chỉ gây hại, chúng liệu có tác dụng gì trong y học hay không. Hãy cùng bachthao.net tìm hiểu kĩ về loài cây này nhé.
Lá ngón rất độc như thế nào?
Mới trong tháng 7 vừa rồi đã xảy ra một vụ ngộ độc do ăn cây lá ngón tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Sự việc đã khiến 3 người tử vong và 2 người ngộ độc nặng. Nhóm người này đã lên rừng sau đó hái loài cây có độc này nấu canh ăn vì tưởng đó là một loại rau rừng.
Ba người đã tử vong khi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên. Hai người ăn ít hơn sau đó đã được chuyển về khoa hồi sức tích cực và hồi phục dần. Theo lời bà K họ đều biết là lá ngón độc nhưng lại không biết chúng trông như thế nào.
Hay như tháng 5 năm 2019 cũng có 4 người bị ngộ độc cây lá ngón tại Bắc Kạn. Cũng gần giống như trên bà Luân vào rừng hái rau về nấu canh nhưng đã hái nhầm loài cây này khiến cả 4 người trong gia đình đều phải nhập viện.
Ngoài ra, nhiều nước châu Á khác cũng ghi nhận các trường hợp ngộ độc cây lá ngón. Như Trung Quốc mới gần đây một phụ nữ 65 tuổi gần đây đã trở nên chóng mặt và buồn nôn sau khi ăn loài cây này. Ở Hồng Kông cũng ghi nhận các trường hợp ngộ độc sau ăn nhầm phải cây lá ngón.
Nhận biết loài cây độc này
Nhiều người đã bị ngộ độc thậm chí chết do ăn nhầm cây lá ngón. Vậy lá chúng có hình dạng như thế nào? Làm thế nào để phân biệt chúng với những cây khác? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Cây lá ngón danh pháp khoa học là Gelsemium elegans tên trong tiếng Anh là heartbreak grass. Chúng còn có tên khác là rút ruột, câu vẫn hay đoạn trường thảo. Dân gian cho rằng ăn loại lá này sẽ đứt ruột mà chết.
Cây lá ngón là một loại thân leo có thể dài tới 12m. Thân và cành nhẵn hơi có khía. Lá mọc đối hình trứng thuôn dài hay hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn. Phiến là dài từ 5 tới 12 cm rộng khoảng 2 tới 6 cm.
Cây lá ngón ra hoa vào khoảng tháng 5 tới tháng 12. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá có màu vàng tới hơi cam, hình phễu. Quả nhỏ hình hơi cầu với bán kính khoảng 6-10 mm. Hạt nhỏ quanh hạt có rìa mỏng màu nâu.
Theo một số dân tộc thiểu số như Mường So, có hai loại lá ngón. Trong đó có một loại lá ngón để ăn được. Nhưng việc nhận biết loại lá ngón ăn được này còn rất hạn chế. Những người không thông thạo tuyệt đối không nên ăn.
Có thể bạn quan tâm
15+ Lợi ích sức khỏe "tuyệt vời " của hương nhu!
Lá ngón phân bố ở đâu
Trên thế giới, loài cây này phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, điển hình như Trung Quốc, Việt Nam, Hồng Kông.
Hiện nay, lá ngón phân bố khá phổ biến ở nước ta đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang,.. Chúng là loài cây ưa sáng nên có thể dễ thấy tại ven đường, chân đồi,.. nơi có nhiều ánh sáng.
Liều lượng gây độc của lá ngón
Không có nhiều nghiên cứu về liều gây độc của lá ngón. Tại Việt Nam, đã có một nghiên cứu nghiền 10 gam lá ngón tươi với 10ml nước. Sau đó thử nghiệm độc tính trên chuột. Chuột đã chết sau khi uống khoảng vài phút với chỉ 3 giọt.
Theo các báo cáo ghi nhận liều gây độc của lá ngón trên người là 3 lá. Tuy nhiên cây cơ về việc gây độc của lá ngón thì chưa được hiểu một cách cụ thể. Một số giả thuyết cho rằng chúng gây độc thông qua đối kháng với các thụ thể acetycholine.
Sử dụng lá ngón trong y học
Lịch sử phát hiện tác dụng của lá ngón khá tình cờ. Dân gian tương truyền rằng, nó đã được sử dụng bởi một chủ đồn điền ở Mississippi. Ông ta bị bệnh và phải dùng thuốc nhưng đã dùng nhầm lá ngón. Nhưng sau khi dùng ông ấy lại khỏi bệnh.
Đó chỉ là một câu chuyện dân gian để giải thích cho việc dùng lá ngón như một loại thuốc sau này. Mặc dù rất độc, cây lá ngón vẫn được sử dụng trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc.
Chúng được sử dụng theo nguyên lý lấy độc trị độc với các bệnh ngoài da như nhọt, loét, nấm, chàm,… Theo y học hiện đại, các nghiên cứu dược lý học suy ra rằng lá ngón thể hiện các đặc tính giảm đau, chống viêm và gây độc tế bào. Ngoài ra trong một nghiên cứu chúng cũng được cho là có lá dụng trên ung thư thực quản
Thành phần hóa học có trong lá ngón
Nhiều chất alkaloid đã được phân lập từ cây điển hình là hai alkaloid độc là gelsemine và axit uncarinic. Ngoài ra nhiều alkaloid khác cũng được phát hiện như: gelsemicine, gelsenicine, gelsevirine, koumine, koumidine, kumantenidine, kumantenine và sempervirine.
Các alkaloid độc này phân bố chủ yếu ở thân và rễ và lá. Tuy nhiên hàm lượng trong thân và rễ là lớn nhất. Ngoài ra rễ cũng có 6% tình dầu dễ bay hơi, 4% nhựa và tinh bột.
Dạng sử dụng của cây lá ngón
Dạng thuốc từ lá ngón được sử dụng chủ yếu trong y học là sản phẩm được chế biến từ thân hoặc rễ.
Có thể bạn quan tâm
Tác dụng ''tuyệt vời'' trà hoa cúc mà không phải ai cũng biết
Có thể phân biệt thân và rễ trong các thuốc như thân thì gần như thẳng và có độ dài khoảng 12 tới 15 cm. Trong khi đó rễ nhỏ hơn quanh co và có màu vàng nâu đồng nhất, trên bề mặt có nhiều nếp nhăn.
Thuốc thường có vị đắng, do chứa ankaloid, chủ yếu tập trung ở vỏ cây. Lá ngón cũng mùi thơm nhẹ có lẽ là do nhựa trong thuốc. Thuốc thường được thu hái vào mùa thu và phơi khô.
Tác dụng của cây lá ngón theo dân gian
Điều trị ghẻ
Hồi xưa, bệnh ghẻ rất hay gặp và khá là khó chữa. Hỗn hợp của cây lá ngón, rễ cây bạch chỉ, cây chàm phèn chua khô cùng với giấm thật được tán thành bột và được sử dụng bên ngoài như một giải pháp để để điều trị bệnh ghẻ ở người.
Giảm ngứa trong viêm da dị ứng
Rễ cây chúng cũng được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan tới viêm da dị ứng. Đập dập rễ của chúng cùng với một ít giấm bôi lên chỗ viêm da. Chúng làm giảm chứng ngứa và đỏ khá hiệu quả.
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Cây lá ngón cũng được biết đến với tác dụng chữa các dạng đau khớp thường xuyên. Ông ta ta thường dùng rễ chúng sau khi phơi khô và tán thành bột. Lấy bột đốt ngoài da để điều trị viêm khớp dạng thấp khá hiệu quả.
Điều trị loét mụn
Loại cây độc này cũng được sử dụng trong các trường hợp loét mủ lâu ngày. Chúng thường được dùng luôn ở dạng tươi, nghiền nát và bôi phía ngoài với liều nhỏ.
Tác dụng của lá ngón theo các nghiên cứu hiện đại
Ở Mỹ, trước đây loài cây này được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc an thần giảm đau và hạ sốt trong các cơn sốt không liên tục. Đặc biệt là sốt do vi sinh hay kí sinh trùng gây ra. Nhưng bây giờ nó được coi là ít được sử dụng cho mục đích này.
Cây lá ngón đã được khuyến cáo và thấy hữu ích trong việc điều trị các rối loạn co thắt các cơ đặc biệt là các cơ hô hấp. Chẳng hạn như hen suyễn và ho gà, co thắt cơ và các tình trạng co thắt khác. Chúng cũng có tiềm năng trong điều trị chứng co giật.
Hiện nay, loài cây này chủ yếu được sử dụng để điều trị các cơn đau thần kinh, đặc biệt là những cơn đau liên quan đến dây thần kinh khu vực mặt. Chúng cũng được cho là hữu ích trong chứng đau đầu và khó ngủ của người say rượu và đau đầu ốm yếu.
Một số vùng đã sử dụng chúng trong đau bụng kinh, múa giật và động kinh. Một số khuyến cáo sử dụng trong bệnh thấp khớp cấp tính và viêm màng phổi, viêm phổi và viêm phế quản. Mặc dù chưa được cơ quan chức năng chấp nhận nhưng một số vùng đã dùng loài cây này trong giai đoạn đầu của bệnh sốt thương hàn.
Triệu chứng khi ăn phải lá ngón độc
Triệu chứng khi ngộ độc cây lá ngón khá đa dạng nhưng chủ yếu là chóng mặt, yếu ớt, buồn nôn. Các mức độ triệu chứng phụ thuộc vào lượng lá ngón ăn vào theo thời gian.
Có thể bạn quan tâm
Cây Duối và 20 tác dụng chữa bệnh bạn cần biết!
Triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi ăn phải hoặc sau khoảng 30 phút. Nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ tử vong trong vòng 1 giờ tới 7 giờ rưỡi
Một số báo cáo cho rằng loài cây này gây độc bằng cách tác động lên trung tâm hô hấp của tủy sống. Ngay sau khi sử dụng một liều lượng vừa phải, quá trình hô hấp bị chậm lại và cuối cùng ngừng hẳn. Đây có thể là nguyên nhân chính gây tử vong.
Sau khi ăn với một lượng nhất định loài cây này sẽ gây ra cảm giác uể oải, yếu cơ. Sau đó có thể bị tê liệt nếu liều đủ lớn. Tinh thần người nhiễm độc sẽ nhanh chóng trở nên bồn chồn. Thân nhiệt độ giảm dần, da lạnh và mạch nhanh và yếu.
Giãn đồng tử là một trong những triệu chứng khá thường gặp. Hô hấp trở nên chậm và yếu, nông và không đều. Tử vong xảy ra do suy hô hấp, tim ngừng đập.
Một số báo cáo khác nói rằng cơ chế của độc tính liên quan đến tác dụng ức chế hệ thần kinh tủy sống. Mọi người tốt nhất nên tránh ăn bất kỳ loại thực vật hoang dã nào. Bởi vì chúng ta không thực sự xác định được chúng có phải là lá ngón hay không.
Việc nhận biết và xác định đúng loài cây độc này là điều quan trọng. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi nơi mà thực vật đang phát triển gần nhau đến mức chúng đan xen vào nhau dễ dẫn đến việc nhầm lẫn.
Cách điều trị khi ăn phải chất độc là gì?
Trong dân gian tương truyền cách uống nước rau má để giải độc. Tuy nhiên không có một cơ sở khoa học nào hay nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của cây rau má trong việc giải độc cả.
Việc đầu tiên trong điều trị ngộ độc cây lá ngón là gây nôn nếu bệnh nhân còn ý thức. Nếu mất ý thức tốt nhất nên đảm bảo hô hấp bằng hô hấp nhân tạo hoặc hỗ trợ hô hấp chuyên dụng như đặt nội khí quản càng sớm càng tốt. Trên lâm sàng, một số thuốc hỗ trợ như strychnine, atropine cũng được sử dụng qua tiêm dưới da.
Cây lá ngón là một loài cây có chứa nhiều chất độc. Một liều nhỏ cũng đã đủ để gây chết người do đó bạn cần hết sức chú ý cũng như biết cách nhận biết loài cây này. Bachthao.net hy vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn.
Theo: Biển Lặng