Bạn đã từng nghe đến tên đậu rồng chưa? Chúng là những quả đậu có bốn khía, mép răng cưa cùng hương vị độc đáo. Tất nhiên không chỉ là một loại rau, chúng còn nhiều lợi ích nữa. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị 12 lợi ích của đậu rồng với sức khỏe và sắc đẹp.
Đậu rồng có các tên địa phương đậu khía, đậu bốn góc. Nước ngoài có tên Goa bean, pricess bean. Như một phần trong một chế độ ăn uống cân bằng, phù hợp với túi tiền. Các bộ phận của loại cây này, bao gồm lá, hạt, hoa đều có thể ăn được. Và chứa các dược tính giúp cải thiện sức khỏe từ bên trong lẫn bên ngoài. Đậu rồng chứa nhiều dinh dưỡng và tất nhiên có một số tác dụng cho sức khỏe của chúng ta.
Ở một số vùng miền bắc người ta vẫn hay gọi là trái đậu khế. Bởi quả của chúng có khía giống như múi quả khế.
Các bộ phận của đậu rồng có protein, vitamin, khoáng đa dạng. Loại đậu này cũng chứa tỷ lệ lớn Vitamin A. Đây chính là quả bổ sung khoáng lành mạnh cho cơ thể chúng ta.
Dù là sức khỏe hay vẻ đẹp bên ngoài của chúng ta. Đậu rồng rất có lợi cho sức khỏe tổng thể toàn diện.
Giá trị dinh dưỡng của đậu rồng
Vỏ non, mềm của đậu khía được coi là thực phẩm cho mà cho ít calo. Một lạng đậu rồng chứa khoảng năm mươi calo. Tuy nhiên, đậu khía trưởng thành cho tới hơn bốn trăm calo một lạng và bao gồm tỷ lệ protein khá tốt, ngang bằng với protein đậu tương.
Vỏ đậu non, tươi được coi là nguồn folate tốt nhất. 100 gam đậu cho đến 66 µg hoặc 16,5% nhu cầu folate hàng ngày. Folate, cùng với Vitamin B-12 là một trong những thành phần quan trọng của quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào.
Những trái đậu tươi chứa nhiều Vitamin-C. Một lạng đậu cho mười tám mg hoặc ba mươi phần trăm vitamin-C, là một chất ngừa lão hóa tế bào hiệu quả. Khi được bao gồm đầy đủ ăn uống hàng ngày, nó có thể xây dựng khả năng chống lại nhiễm trùng. Duy trì độ đàn hồi của mạch máu, bảo vệ chống lại bệnh ung thư.
Có thể bạn quan tâm
Cà rốt – 9 tác dụng ''tuyệt vời'' cho sức khỏe!
Lá đậu khía cho nhiều chất xơ, vitamin và khoáng. Một lạng lá tươi cho đến bốn mươi lăm mg vitamin C (tương đương với ba phần tư giá trị khuyến nghị hàng ngày).
Ngoài hương vị hấp dẫn dễ chịu và hương vị hấp dẫn, đậu rồng còn là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng. Tiêu thụ 182 gam đậu cung cấp 5,242 mg Đồng, 24,46 mg Sắt, 6,772 mg Mangan, 1,875 mg Vitamin B1, 47,1 g tổng chất xơ, 821 mg Phốt pho và 53,96 g Protein. Hơn nữa, nhiều axit amin 1,387 g Tryptophan, 2,146 g Threonine, 2,672 g Isoleucine, 4,545 g Leucine và 3,888 g Lysine cũng được tìm thấy trong 182 gam đậu rồng.
Lợi ích của Đậu rồng:
Dưới đây là 12 lợi ích sức khỏe của đậu rồng. Để giải thích cách nó hoạt động trên cơ thể chúng ta cả bên trong lẫn bên ngoài.
1. Ít calo
Vỏ non mềm của đậu khế được cho là chứa ít calo. Một khẩu phần một lạng đậu khía sẽ cho năm mươi calo. Tuy nhiên, quả trưởng thành cho tới hơn bốn trăm calo trong một lạng. Bởi vậy những bạn ăn kiêng bổ sung được vào chế độ ăn hàng ngày.
2. Chứa nhiều chất đạm
Đậu khế là một nguồn cấp đạm dồi dào. Có những nghiên cứu cho thấy rằng khi ăn cùng với ngô và đậu khế có thể cung cấp giá trị sữa protein cao. Điều này giúp công cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thiếu protein.
3. Vitamin và khoáng chất tốt cho thị lực
Đậu khía chứa một lượng phong phú chất thiết yếu như sắt, mangan, canxi, đồng, phốt pho,… Chúng cũng chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa hiệu quả. Những loại chất thiết yếu này có thể cải thiện hơn nữa tâm trạng, năng lượng và sức sống. Các vitamin như A, C, E cũng có từ loại đậu này.
Đậu rồng là một trong những nguồn cung cấp vitamin b1 tốt nhất vì nó có 1,875 mg vitamin B1. Chiếm 156,25% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Vì vậy, hãy tiêu thụ đậu rồng hàng ngày để giải quyết tất cả các vấn đề về thị lực của bạn.
4. Chứa chất béo tốt
Cơ thể cũng cần chất béo tốt, rất cần thiết cho cơ thể. Đậu khế có chất béo bão hòa đơn. Tất cả những điều này cùng nhau để thúc đẩy một cơ thể khỏe mạnh.
5. Ngăn ngừa lão hóa da sớm
Đậu khía chứa nhiều Vitamin C, Vitamin A. Cả hai loại vitamin này đều hoạt động để ngăn các dấu hiệu già hóa sớm, như nếp nhăn và đường nhăn trên da.
6. Thúc đẩy độ đàn hồi của da
Trong đậu khế có chứa tỷ lệ lớn các chất ngăn oxy hóa. Có thể đảm bảo rằng da duy trì độ đàn hồi và làm cho nó trông trẻ hơn.
7. Hỗ trợ miễn dịch
Đậu khía có nhiều Vitamin A và C, chúng cũng thúc đẩy miễn dịch tốt. Có thể làm cho cơ thể của bạn đủ khỏe để ngăn ngừa bệnh tật, nhiễm trùng và các bệnh khác.
Có thể bạn quan tâm
Cây rẻ quạt và những ''công dụng tuyệt vời'' có thể bạn chưa biết
8. Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
Phụ nữ cần một lượng folate chất lượng trước và sau khi thụ thai có thể sinh con khỏe mạnh hơn mà không bị dị tật như tật. Đậu rồng được cho là nguồn cung cấp folate tuyệt vời.
9. Răng và móng khỏe mạnh
Canxi cần thiết để giữ cho răng và móng tay khỏe mạnh. Và đậu rồng được cho là có lượng canxi cao. Ăn loại rau này hàng ngày có thể phòng sâu răng, vấn đề ở nướu, móng tay giòn,…
10. Bảo vệ khỏi bệnh thiếu máu
Axit folic có trong những loại rau này rất quan trọng để loại bỏ bệnh thiếu máu. Đậu rồng nên được dùng với các chất bổ sung để giữ cho tâm trí và cơ thể khỏe mạnh.
Chất bổ sung sắt được hấp thụ tốt nhất khi được bổ sung bằng các loại nhiều vitamin C. Chẳng hạn như nước bưởi và cà chua. Đậu rồng chứa 24,46 mg sắt, chiếm 305,75% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Vì vậy tốt nhất bạn nên đưa nó vào chế độ ăn uống hàng ngày để có đủ lượng sắt.
11. Ngăn ngừa lỗi DNA
Đậu khế có Vitamin A, hoạt động giống như chất hiệu quả để phòng tổn thương DNA của chúng ta.
12. Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu
Hạt đậu khế chứa một lượng lớn Vitamin B. Những hạt này có thể giúp làm tươi mới tâm trạng và sức sống.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc giảm tryptophan làm giảm cơn đau liên quan đến đau đầu do căng thẳng và chứng đau nửa đầu. Ngoài ra có thể gây buồn nôn nghiêm trọng và các vấn đề về giấc ngủ đối với nhiều nạn nhân đau nửa đầu.
Sự tổng hợp serotonin trong não tăng lên dường như giúp giảm đau đầu và các triệu chứng đau nửa đầu một cách tự nhiên. Như khó tiêu, đau và hơn thế nữa.
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Trường Tâm lý Murdoch ở Úc đã phát hiện ra rằng. 5 đến 8 giờ sau khi uống đồ uống có đầy đủ 19 loại axit amin khác nhau, bao gồm tryptophan. Các triệu chứng của chứng đau nửa đầu đã giảm đáng kể. Vì vậy, hãy bổ sung thực phẩm giàu tryptophan như đậu rồng để giảm đau đầu và đau khác.
Các công dụng cổ truyền của đậu rồng
– Lá đã được sử dụng trong hỗn hợp kem dưỡng da trị thủy đậu ở Bán đảo Malaysia.
– Gốc làm thuốc đắp chữa chóng mặt ở Myanmar.
– Vỏ và các loại củ ăn được được coi là roborant (thuốc bổ) ở New Guinea.
– Lá và hạt được ăn để chữa các vết lở loét ngoài da như mụn nhọt, ung nhọt.
Cách chọn và Bảo quản Đậu rồng:
Đậu rồng được bán rộng rãi trên thị trường quanh năm ở các vùng nhiệt đới. Loại đậu này thường được biết đến với các tên địa phương như ‘kacang botol’ ở Malaysia và ‘kecipir’ ở Indonesia.
Có thể bạn quan tâm
Cây long não, vị "thuốc tiên" với 8 công dụng “bất ngờ”
Bên cạnh vỏ quả, hầu như tất cả cây đậu rồng. Bao gồm lá giòn, hoa nở, chồi non và rễ ngầm đều được nấu trong một số món ăn.
Trong khi chọn đậu rồng ở chợ địa phương, hãy chọn những quả non, mềm. Có bề mặt xanh bóng và bên trong hạt đậu có màu xanh nhạt, dai. Không mua đậu quá chín vì chúng có phần quả không ngon và hạt khô bên trong.
Tại nhà, bạn có thể lấy đậu khế còn tươi để thưởng thức hương vị tự nhiên đầy đủ của nó. Hoặc nếu không, hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh. Như xà lách hay các loại su hào, cải bắp,… trong túi nhựa nhiều nhất là một tuần.
Cách chế biến đậu rồng
Rửa sạch đậu rồng bằng nước thường và lấy khăn lau nước thừa, hay để ráo. Loại bỏ phần cuống của những quả đậu rồng. Dùng gọt vỏ đậu theo đường chéo.
Chồi và hoa của đậu khế có thể được thêm vào trong các món hầm và xào. Củ đậu có vị bùi bùi vì hàm lượng đạm cao. Nó cũng có thể được thêm vào các món hầm và món xào.
Quả đậu rồng như món ngon hay dùng trong mọi gia đình. Vị ngọt, dai của chúng cho những ai chưa biết có thể nói khá giống măng tây.
Đậu rồng là nguyên liệu hay gặp trong ẩm thực Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Malaysia. Đậu thái nhỏ có thể được thêm vào món salad, sambal, và cũng có thể được xào.
Toàn bộ quả non nấu được nướng và tẩm gia vị bằng dầu, tiêu và muối. Hạt đậu rồng có thể được rang hoặc thêm vào món hầm để ăn.
Đậu khế hấp hoặc xào có thể được phục vụ như một món ăn phụ cùng với cá, thịt gia cầm và hải sản. Các phần lá xanh mềm và ngọn có thể được nấu trong các món hầm và xào.
Ai không nên ăn đậu rồng?
Đậu rồng được coi là an toàn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, những người dị ứng các loại đậu và thiếu G6PD nên ít ăn đậu rồng.
Đậu rồng có axit oxalic, chất tự nhiên có ở rau có thể kết tinh thành sỏi. Do đó, người bị sỏi đã biết hãy tránh ăn loại rau thuộc họ Cải và họ Đậu.
Bạn nên uống đủ nước để có lượng nước tiểu bình thường và cũng để tránh nguy cơ tạo sỏi.
Đậu rồng chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Loại đậu này có quanh năm. Vỏ quả tốt nhất nên được tiêu thụ khi còn tươi để thưởng thức hương vị tự nhiên của chúng. Quý vị có thích đậu rồng không? Hay có một công thức chế biến đậu rồng ngon và lạ? Chia sẻ với bachthao và bạn đọc trong phần bình luận bên dưới nhé.
Theo: Thủy Tiên