Hoa giấy, kỹ thuật cắt tỉa cành và chăm bón cho hoa nở quanh năm

Hoa giấy là một trong những loài cây cảnh được trồng phổ biến nhất ở nước ta. Với ưu điểm chịu hạn cực tốt, ít tốn công chăm sóc và có nhiều màu hoa đa dạng, loài cây này rất được ưa chuộng trồng thành hàng rào ở công viên, trường học, cơ quan…

Với tên gọi bình dị và dáng vẻ yêu kiều, cây Hoa giấy xuất hiện ở nhiều nơi trên đường phố cho đến các gia đình. Vì là phổ biến nên ít ai để ý rằng chúng cũng có những giá trị rất tuyệt vời. Thực ra Hoa giấy ẩn chứa nhiều “bí mật” mà chắc chắn bạn chưa từng nghe qua bao giờ.

Hoa giấy có nguồn gốc từ đâu?

Vào năm 1768, nhà tự nhiên học người Pháp, Philibert Commerson đã phát hiện ra cây dây leo đầy màu sắc và đặt tên nó theo tên của người bạn và thuyền trưởng của ông, Louis-Antoine de Bougainville, một luật sư, nhà toán học và nhà thám hiểm nổi tiếng đến từ Canada.

Nhiều người tham khảo và đánh vần tên thực vật không chính xác là – bouganvilla.

Những cây dây leo nhiệt đới lâu năm cứng cáp này được gọi là “Hoa giấy” vì chúng tạo ra các lá bắc mỏng như giấy, nhiều màu sắc với các màu đỏ thẫm, tím, cam, vàng, hồng và trắng trong suốt các tháng mùa xuân, mùa hè và mùa thu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa giấy

Kích thước và tăng trưởng của cây

Lá hoa giấy to hình trái tim, mọc trên cành dài, có gai, hình vòng cung.

Nếu mọc ở ngoài tự nhiên cây có thể đạt đến chiều cao và lan rộng từ 5 đến 15 mét. Chiều cao phụ thuộc vào chiều cao của giàn leo.

Cây có hai chu kỳ sinh trưởng chính. Trong những tháng mùa đông, cây ở trong chu kỳ phát triển sinh dưỡng, phát triển thân và tạo ra lá mới.

Nếu trong điều kiện có nhiều ánh sáng mặt trời, cây sẽ tập trung phát triển chồi, ngược lại nếu quá ít nắng chồi sẽ không phát triển và cây sẽ tiếp tục ra lá.

Trong thời kỳ nở hoa, cây càng khỏe mạnh và càng nhận được nhiều ánh nắng trực tiếp thì thời gian nở hoa sẽ kéo dài hơn. 

Bình thường một cây khỏe mạnh trong môi trường thuận lợi sẽ có thời gian nở hoa kéo dài từ 3 đến 5 tuần.

Khi vào vụ hoa, cây sẽ rụng bớt lá như một cơ chế tự nhiên. Bạn không cần lo lắng vì hết mùa hoa lại qua mùa lá thôi mà.

Hoa và mùi hương

Hầu hết các giống hoa giấy đều có gai nhọn trên thân xếp thành tầng, cuối cành là các lá bắc hoa sặc sỡ màu đỏ, cam, tím và các sắc thái khác để che chắn cho những bông hoa nhỏ màu trắng, không dễ thấy.

Thời gian nở hoa thay đổi tùy theo ánh sáng mặt trời và nhiệt độ. Nói chung, Hoa giấy nở đẹp nhất vào khoảng thời gian trong năm khi ngày và đêm có độ dài bằng nhau. Ở nước, mùa hoa nở rộ thường vào mùa xuân và mùa thu. 

Ánh sáng và nhiệt độ

Ánh sáng

Nên đặt chậu hoa giấy của bạn ở nơi có ánh sáng đầy đủ, cần tối thiểu 5 giờ nắng mỗi ngày để cây luôn cho hoa 4 mùa.

Cây hoa giấy vẫn phát triển trong bóng râm, tuy nhiên chỉ phát triển phần thân và lá, cây ít hoặc không nở hoa.

Nhiệt độ

Nhiệt độ phát triển tối ưu là ngày ấm (30 đến 35 độ C) và đêm mát (25 đến 30 độ C)

Sương muối nó không làm chết cây nhưng nó sẽ làm rụng tất cả là và lá bắc. Cây sẽ mọc lại lá nếu không bị sương muối kéo dài.

Tưới nước và bón phân

Hoa giấy là cây chịu hạn rất tốt, có thể sống trong thời tiết nắng hạn. Tuy nhiên nếu cây hoa giấy mới trồng cần tưới nước đầy đủ cho đến khi cây ra rễ.

Hoa giấy trồng chậu cần được tưới nhiều nước hơn vào mùa hè, hạn chế tưới vào mùa đông. Đặc biệt cần lưu ý là để cho đất xung quanh cây gần khô rồi mới tưới nước thật kĩ.

Vậy hoa giấy cần bao nhiêu nước để cây sinh trưởng và cho hoa quanh năm? Tất nhiên là nó còn phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Loại đất
  • Hệ thống rễ
  • Kích thước của chậu
  • Nhiệt độ không khí

Bạn chỉ cần nắm 1 bí quyết là chỉ tưới nước khi đất gần khô là được.

Bón phân cho cây hoa giấy

Một số lưu ý khi bón phân cho hoa giấy;

  • Sử dụng các loại phân giàu Phốt pho, Sắt và Magie
  • Có thể sử dụng phân dạng hòa tan hay giải phóng chậm (dạng viên, hạt …). Tuân thủ theo hướng dẫn trên nhãn phân bón.
  • Cây phát triển tốt nhất với lượng nhỏ dinh dưỡng luôn có sẵn.
  • Không bón phân cho đất khô – Không bón quá nhiều

Đất trồng

Bộ rễ của Hoa giấy khá mỏng manh nên cây cần đất màu mỡ, thoát nước tốt. Bất kỳ loại đất thoát nước tốt nào cũng phù hợp để trồng hoa giấy.

Điều chính là đất phải được thoát nước mạnh để cây không bị thối rễ. Không sử dụng nhiều rêu than bùn hoặc chất giữ nước tương tự.

Mức độ pH tốt nhất là từ 5,5 đến 6,5.

Hoa giấy phát triển tốt trong hầu hết mọi loại giá thể miễn là nó có đủ khả năng thoát nước. Lưu ý khi trồng hoa giấy trong chậu hay bầu màu đen, vì nó hấp thụ nhiệt rất mạnh, có thể làm cây nhanh mất nước hoặc thậm chí chết cây trong thời gian dài.

Cắt tỉa hoa giấy

Nhiều gia đình trồng hoa giấy để cây mọc hoang, leo trèo trên tường, bờ rào theo ý muốn. Vì vậy cành mọc dài, dày lá và thưa hoa.

Bạn nên cắt tỉa thường xuyên để cây có nhiều chồi hơn. Đặc tính của hoa giấy rất thích hợp với việc cắt tỉa, cây nhanh hồi phục và đâm chồi non. Bạn nên cắt tỉa cành sau mỗi đợt hoa.

Cách nhân giống hoa giấy

Hoa giấy rất dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Hom phải cao từ 15 đến 20 cm. Bọc đầu các vết cắt bằng túi nilon để hạn chế thoát hơi nước, phần gốc có thể ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ hoặc không (vì hoa giấy rất rất dễ giâm cành).

Lưu ý vết cắt phải mịn để tránh bị dập các mao mạch, dụng cụ cắt phải đảm bảo vô khuẩn, vết cắt chéo 1 góc 45 độ.

Tương tự như giâm cành hoa hồng, giá thể phù hợp nhất để giâm cành hoa giấy là 100% cát xây dựng, tuyệt đối không bổ sung thêm phân.

Tưới đẫm nước, đặt bầu giâm ở nơi thoáng mát, có ánh sáng dịu, chỉ thỉnh thoảng tưới nước giữ ẩm cho đất. Sau khoảng 1 tháng cây bắt đầu ra rễ, sau 3 tháng có thể đem trồng vào chậu.

Các vấn đề về sâu bệnh hoặc bệnh hại hoa giấy

Trái ngược với sâu bệnh hại ở cây hoa hồng rất phức tạp thì cây hoa giấy nếu được chăm sóc tốt hầu hết đều không bị sâu bệnh. Cây thiếu dinh dưỡng hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Các loài gây hại phổ biến ở hoa giấy gồm: Nhện, rệp sáp, rầy, ốc sên …

Cách tốt nhất để đối phó với những loài gây hại này là trồng ở nơi đất tơi xốp, thoáng mát, tưới nước đúng liều lượng, cung cấp đủ ánh sáng, cung cấp đủ ánh sáng mặt trời và cắt tỉa cây đúng cách để không khí lưu thông tốt.

Hoa giấy – loài cây hút tài, chắn tà khí cực tốt trong phong thủy

Có lẽ nhiều người chỉ biết đến Hoa giấy với công dụng trang trí và làm đẹp cho cảnh quan, chứ chưa từng nghe đến những ý nghĩa phong thủy thú vị về loài cây này.

Hoa giấy có tác dụng lọc sạch khí độc, làm trong lành không khí, mang đến sắc thái tươi đẹp cho cảnh quan. Nó còn mang ý nghĩa sum vầy, hạnh phúc bởi màu sắc tươi thắm, rạng rỡ như một chùm pháo hoa to.

Ngoài ra, chính vì hình dáng luôn ra thành từng chùm chứ không bao giờ ra lẻ hoa của Hoa giấy khiến nó mang ý nghĩa đầy đủ, bao bọc chở che, giúp cho gia chủ luôn may mắn, phát tài, phát lộc. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bạn thấy rất nhiều gia đình chọn hoa giấy để làm cây cảnh.

Tuy nhiên, để Hoa giấy phát huy trọn vẹn ý nghĩa phong thủy, bạn nên cẩn thận xem xét hướng trồng cây phù hợp. Chỉ nên trồng ở một góc sân hoặc ở góc xấu (hướng không hợp mệnh) đối với tuổi của chủ nhà. Bởi, khi trồng ở vị trí này, hoa giấy sẽ nở rộ bao trùm 1 phía. Nó xua hết sát khí trong nhà đi và mang lại bình yên cho gia đình.

Hoa giấy nở càng nhiều, tán càng rộng thì gia chủ càng gặp được nhiều điều may mắn, tốt lành. Nếu bạn đang có ý định tìm kiếm cây cảnh đẹp có ý nghĩa để tô điểm cho mái ấm của mình, thì cây hoa giấy là lựa chọn sáng suốt nhất đấy.

Hoa giấy và những công dụng nổi bật trong y học dân gian

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong thành phần của Hoa giấy có chứa các chất hóa học như: pinitol, bêtacyanine, flavonoïdes, tanins, alcaloïdes… Trong rễ cây chứa các chất Phosphoglycérol hiếm, Phytoalcohol, gras insaturé, 1,2-glycérol phosphate dipalmitoleoyl, N-henetriacontanol, N-octacos-9-énoïque.

Đặc biệt, trong lá của loài cây này có chứa activité anti-inflammatoire, anti-diabétique, anti-bactérien là những chất kháng viêm tự nhiên, ngăn ngừa chứng tiểu đường, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn. Hoa giấy có vị đắng, theo Đông y có tác dụng điều hoà khí huyết, lưu thông máu.

Nhờ những thành phần đặc biệt trên, hoa giấy được sử dụng để bài chế ra một số loại thuốc quý dưới đây:

– Chữa chứng khí hư (huyết trắng) ở phụ nữ. Đây là căn bệnh mà phần lớn phụ nữ mắc phải. Cách nấu theo hướng dẫn như sau:

+ Hoa giấy 10g, hoa mào gà trắng 25g, rau sam 15g. Trộn chung và sắc uống trong 5 ngày, mỗi ngày 1 thang và chia làm 3 lần uống.

+ Hoa giấy 15g, vỏ quả lựu 10g, đậu ván trắng 30g, trắc bạch diệp 15g. Trộn chung và sắc uống trong 5 ngày, mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống.

– Nếu kinh nguyệt bạn không đều, để lâu sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản. Muốn điều hòa kinh nguyệt nhanh, an toàn mà không phải dùng kháng sinh. Bạn nên nấu nước hoa giấy để uống.

+ Cách nấu: Chuẩn bị hoa giấy 15g, cây ích mẫu 18g, đậu đen 10g, đường đỏ 30g. Sắc thành nước uống trước kỳ kinh nguyệt 7 ngày. Sắc uống trong 5 ngày, mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần uống.

– Với những người thường bị mụn bọc, mụn ẩn, sau khi mụn vỡ hoặc tự nặn. Uống nước hoa giấy sẽ kích thích mụn nhanh khô, mau liền vết tổn thương. Ngoài ra, nếu sử dụng đều đặn trong một thời gian dài sẽ sở hữu một làn da trắng mịn không tì vết.

+ Hướng dẫn cách nấu như sau: Dùng hoa giấy tươi 50g, lá đại tươi 30g, lá táo tươi 30g, muối ăn 10 hạt. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ cùng muối rồi đắp vào chỗ mụn sưng viêm.

Để tránh khỏi những trường hợp cơ địa dị ứng với thành phần của hoa giấy. Trước khi áp dụng bài thuốc dân gian trên, bạn cần hỏi bác sĩ để được tư vấn giải đáp kỹ lưỡng.

Hoa giấy là loài cây đẹp, không chỉ cải tạo cảnh quan mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy đặc biệt tốt cho gia chủ. Bạn có thể chọn mua hoặc giâm loài cây này ở ban công, sân trước, bồn hoa… để vừa thu hút tài lộc, vừa có sẵn một vị thuốc dễ dùng tại nhà, phòng khi cần đến.

Sau khi đọc bài viết này bạn được trang bị thêm cho bản thân nhiều kiến thức khá hữu ích. Không ngờ loại hoa mảnh mai phổ biến này lại là thuốc chữa bệnh quý mà không phải ai cũng biết đúng không.

Theo: Ngọc Ánh

1.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận