Hoa hồng cổ Hải Phòng một trong những giống hồng cổ đang được giới yêu hoa săn lùng. Được đến là một trong những giống hồng bản địa với sắc đỏ thắm đậm đà, quý phái. Với form hoa cổ điển nhưng vẫn đậm nét phóng khoáng, loài hoa này xứng đáng với tình yêu của mọi người dành cho nó.
Đặc điểm của hồng cổ Hải Phòng
– Hồng Hải Phòng cổ có tên tiếng Anh là Don Juan, được lai tạo tại Italy năm 1985. Hoa còn được biết với nhiều tên gọi như hồng Pháp, hồng nhung Hải Phòng,…
– Là loài cây giống thuần, không phải chiết nên đảm bảo các thuộc tính vốn có.
– Cây thuộc dạng hoa hồng leo, có chiều cao trung bình khoảng từ 365 – 425cm.
– Bông có màu đỏ nhung sang trọng, cuốn hút. Hoa nở cánh kép từ 30 – 35 cánh, và có cỡ bông cực đại lên tới 12 – 13cm.
– Vì phù hợp với khí hậu nước ta nên cây cho hoa quanh năm. Hồng cổ Hải Phòng có khả năng lặp hoa tốt.
– Là loài thực vật có khả năng kháng bệnh tốt, sinh trưởng lại mạnh mẽ nên rất dễ chăm sóc.
Ứng dụng của hoa hồng cổ Hải Phòng
– Hoa sở hữu sắc đỏ rực rỡ dùng để trang trí cho những bức tường thô thành một hàng rào lý tưởng. Với một bức tường đầy hoa làm cho ngôi nhà của bạn trở nên sang trọng thu hút mọi ánh nhìn.
Có thể bạn quan tâm
Tưới nước cho hoa hồng thế nào là đúng?
– Loài cây cảnh này còn được ưa chuộng để làm đẹp cảnh quan đường phố, công viên,…Từ đó tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hòa quyện với nét đẹp từ những bông hoa rực đỏ.
– Hoa còn được ứng dụng vào để sản xuất nước hoa, để pha với nước tắm, rửa mặt.
– Hoa không chỉ chứa các loại vitamin mà còn chứa các khoáng chất như canxi, kali nữa. Cũng chính vì thế cánh hoa thường được nhiều người dùng để ướp trà vừa tao nhã lại tốt cho sức khỏe.
– Hồng cổ Hải Phòng có từ thời ông cha đã truyền lại cho chúng ta đến tận bây giờ. Nên trồng hoa cũng là cách để giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc
Kỹ thuật trồng
– Nếu trồng trong chậu thì bạn nên chọn cỡ chậu phù hợp với gốc và tán cây. Vì hoa hồng cổ Hải Phòng không ưa ngập nước nên khi chọn chậu phải có đủ lỗ thoát nước.
– Nên trồng cây ở những nơi nhiều ánh nắng trực tiếp, thoáng gió, cao ráo. Đặc biệt đất trồng cần nhiều dinh dưỡng, tơi xốp. Thường xuyên bổ sung phân bón cho cây cũng là cách làm tăng dinh dưỡng cho đất.
– Khi mới trồng để ổn định rễ bạn có thể bón phân cách 15cm, và nên bón kali để cây khỏe.
Cách chăm sóc
– Cắt tỉa: Thường xuyên cắt tỉa những nhánh đã già, lá yếu để kích thích ra mầm mới. Chú ý vệ sinh khu vực trồng đề phòng các loại nấm mốc, sâu bệnh có cơ hội phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Cải tạo đất trồng hoa hồng
– Nước tưới: Tưới cho cây đúng, đủ liều lượng sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Nên tưới vào buổi sáng mỗi ngày một lần. Vào mùa hè có thể tưới cho cây 2 – 3 lần mỗi ngày. Không nên tưới vào các ngày mưa lớn, nếu dư lượng nước rễ cây dễ bị thối, chết cây.
– Phân hóa học và phân vô cơ dễ làm chai đất, cây còi cọc, khó chăm, cây nhanh bại. Vì thế nên sử dụng phân bón hữu cơ, các loại thuốc sinh học vừa an toàn lại vừa hiệu quả.
Hoài Thương