Hoa xuyến chi chắc hẳn không còn gì xa lạ với nhiều người. Chúng có mặt hầu như ở khắp mọi miền tổ quốc và được xem như một loài cây cỏ dại.
Thế nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về loài cây tưởng chừng như vô dụng này lại có đầy công dụng. Hãy cùng bachthao.net tìm hiểu nhé.
Tổng quan về hoa xuyến chi
Thực vật
Hoa xuyến chi hay nhiều vùng còn gọi là có tên đơn kim, hoa cúc áo, đơn buốt. Trong Tiếng Anh, chúng được gọi là black jack danh pháp khoa học là Bidens pilosa. Xuyến chi là một thành viên của họ Cúc.
Xuyến chi là loài dễ sống khi trưởng thành có thể cao tới 1,8 mét. Nó phát triển mạnh mẽ trên nhiều loại đất và thường trở thành cỏ dại. Lá mọc thành cặp và có dạng từ đơn giản đến hình lông chim.
Cây có thể ra hoa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng chủ yếu vào mùa hè và mùa thu. Những bông hoa nhỏ có 5 cánh trắng và nhị vàng. Quả hơi cong, cứng, hình que đen dài khoảng 1 cm.
Các hạt thành chùm có gờ có thể dính vào lông, mảnh vải, quần áo,… của người hoặc động vật khi cọ vào cây. Nó là một phương tiện hiệu quả để phát tán hạt giống. Cơ chế này đã giúp cây trở thành loài có mặt hầu như ở khắp mọi nơi.
Sử dụng hoa xuyến chi
Xuyến chi là một loại rau ăn được. Lá non của chúng có thể luộc hoặc xào với tỏi như rau muống đều rất ngon. Hoa xuyến chi cũng được sử dụng như trà thảo mộc và như một loại gia vị.
Như cây vối, hay chè tất cả các bộ phận của cây xuyến chi lá, hoa, hạt, thân và rễ, tươi đều có công dụng được sử dụng trong y học cổ truyền. Chúng được dùng tươi hoặc phơi khô để bảo quản và sử dụng như một nguyên liệu thuốc.
Xuyến chi thường được sử dụng và chế biến dưới dạng bột khô, thuốc sắc, nước sắc hoặc cồn thuốc. Lá của chúng có thể sử dụng như một loại trà hoặc phối hợp với nhiều loại trái cây.
Thành phần hóa học
Hoa xuyến chi không chỉ đơn giản là loài có dại mà chúng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và các chất có dược tính với số lượng có thể sánh với sâm bố chính, sâm ngọc linh. Các chất dinh dưỡng phải kể đến như beta-caroten, vitamin E, axit ascorbic, canxi, sắt, protein.
Có thể bạn quan tâm
Cà rốt – 9 tác dụng ''tuyệt vời'' cho sức khỏe!
Các hoạt chất có trong cây như coumarin, các chất chống viêm, chống oxy hóa, flavonols và stilbenoids (flavonoid), phytosterol, polyacetylenes và triterpenes, cũng như saponin.
Tác dụng chữa bệnh của hoa xuyến chi
1. Tác dụng chống đái tháo đường
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng xuyên chi có công dụng làm giảm đường huyết lúc lúc đói giảm HbA1c ở bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, kết hợp xuyến chi với thuốc trị đái tháo đường có tác dụng kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Ngoài ra các thử nghiệm an toàn của xuyến chi cũng được tiến hành và không quan sát thấy những tác dụng phụ đáng kể nào. Chúng cũng được cho là có tiềm năng như một phương pháp điều trị tiểu đường.
2. Giảm mỡ
Xuyến chi cũng được chứng minh là giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Chúng làm giảm lượng HDL- cholesterol xấu đồng thời làm tăng lượng LDL- cholesterol tốt.
Điều này góp phần cân bằng cholesterol, ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong mạch máu để giảm đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ cũng như sức khỏe tim mạch nói chung.
Hơn nữa, cũng giúp giảm thiểu mỡ bụng, một dạng chất béo không chỉ khiến chúng ta cảm thấy tự ti mà chúng còn nguy hiểm. Mỡ bụng hay mỡ bao quanh nội tạng, các cơ quan quan trọng như tim và gan.
Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ, tiểu đường, ung thư và các bệnh mãn tính khác. Bằng cách ngăn ngừa mỡ bụng, hoa xuyến chi giúp khỏe tim mạch nói chung.
Ngoài ra, hoa xuyến chi còn chứa nhiều các chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và tỷ lệ rất thấp các bệnh tim mạch như bệnh tim, huyết áp cao, bất thường cholesterol và đột quỵ.
3. Tốt cho huyết áp và tim mạch
Xuyến chi có tác dụng thư giãn các mô mạch, là thuốc giãn mạch hiệu quả. Nó làm giảm trương lực động mạch chủ và ức chế 95% các cơn co thắt. Về lâu dài, nó cũng giúp làm giảm huyết áp.
4. Nước súc miệng tự nhiên
Do có đặc tính kháng vi sinh vật nên chiết xuất từ xuyến chi cũng có thể được sử dụng như một loại nước súc miệng tự nhiên. Nó có tác dụng chống lại vi sinh vật gây mùi cùng với đau nướu và miệng.
Do đó có thể được sử dụng như một loại nước súc miệng cho các vết phồng rộp miệng.
5. Giúp cầm máu
Trong nhân gian, lá xuyến chi được nghiền nát để đắp vào các vết thương đang chảy máu giúp cầm máu. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy trong lá hoa xuyến chi chứa một loại nhựa có thể giúp tăng tốc độ đông máu ở vết thương.
6. Kháng khuẩn, khử trùng, chống vi trùng và chống dị ứng
Hoa xuyến chi được sử dụng cho các tình trạng như bệnh chân tay miệng, rối loạn nội khoa, viêm gan, viêm thanh quản. Các vết loét, vết rách, đau bụng do ngộ độc thực phẩm, đau họng, sưng tấy đều có thể sử dụng hoa xuyến chi để chữa trị.
Có thể bạn quan tâm
6 công dụng của Quả Thanh Mai đối với sức khoẻ
Chiết xuất methanol của lá xuyến chi qua phân tích phổ cho thấy chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn như dodecatetraene, methanozulene, octahydro, axit N-hexadecanoic. Nghiên cứu cũng cho thấy dịch chiết lá xuyến chi có hoạt tính kháng khuẩn với E. coli, tụ cầu vàng,..
7. Điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội
Hoa xuyến chi có thể được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội trên nền bệnh HIV/ AIDS. Nó là một loại kháng sinh tự nhiên điều trị thành công vi khuẩn kháng kháng sinh.
8. Điều trị phì đại tuyến tiền liệt
Hoa xuyến chi được biết đến như một loại thảo mộc tốt nhất cho bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Nó làm giảm kích thích màng ở cả đường tiết niệu và trực tràng. Sau khi sử dụng một thời gian, nó làm co lại đáng kể tuyến tiền liệt và làm cho mô liên kết của nó hoạt động tốt hơn.
9. Điều trị gút
Xuyến chi làm tăng hiệu quả của thận để đào thải axit uric ra khỏi máu. Từ đó giảm khả năng bị bệnh gút đặc biệt ở lứa tuổi trung niên.
10. Giúp tiêu hóa
Do bản thân xuyến chi chứa nhiều chất xơ nên chúng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ được biết là có tác dụng cải thiện sự đều đặn của ruột cũng như ngăn ngừa và giảm táo bón.
Sử dụng nhiều chất xơ sẽ kích thích các chuyển động của cơ tiêu hóa. Chúng cũng giúp ngăn ngừa trào ngược axit, đầy hơi và nhiều bệnh tiêu hóa khác.
11. Điều trị đau tai
Nước sắc lá dùng chữa đau tai. Nhựa cây được nhỏ vào tai để chữa viêm tai.
12. Tẩy giun sán
Theo y học cổ truyền, nước sắc từ lá xuyến chi có tác dụng điều trị và tiêu diệt giun.
13. Điều trị viêm loét dạ dày
Nó cũng hoạt động như một loại thuốc bổ và phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng. Lá xuyến chi khô thường được sắc chung với cam thảo và sử dụng như một loại nước uống giúp giảm đau bụng do viêm loét dạ dày.
14. Chống ung thư
Theo y học cổ truyền xuyến chi có khả năng chống lại ung thư một cách mạnh mẽ đặc biệt là các ung thư liên quan tới hormon như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,.. Chúng làm suy giảm, phá vỡ quá trình phát triển của các tế bào ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng xuyến chi chứa một số hợp chất phenol như axit gallic, kaempferol, catechin, paclitaxel và axit ferulic. Các chất này được sử dụng để điều trị các loại ung thư khác nhau. Trong đó paclitaxel có tên thương mại taxol đã được sử dụng như một loại thuốc hóa trị.
15. Chống lão hóa
Xuyến chi cũng làm giảm tốc độ lão hóa. Chúng làm sự xuất hiện của các nếp nhăn. Và được sử dụng trong chăm sóc da nhờ chứa nhiều vitamin A.
Có thể bạn quan tâm
Cây dừa nước bộ phận nào cũng có tác dụng hay
Thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy xuyến chi giúp tăng lượng collagen tới 24%, elastin chức năng lên 42% và biểu hiện gen sirtuin-6 (liên quan đến tuổi thọ của tế bào) lên 2,4 lần.
Chúng cũng có tác dụng chống mụn trứng cá bằng cách giảm mức độ liên kết của dihydrotestosterone trên da. Retinol, axit retinoic và retinyl palmitate được sản xuất tổng hợp từ xuyến chi để chăm sóc da.
16. Chống sốt rét
Chiết xuất etanol của xuyến chi cho thấy ức chế 90% ký sinh trùng sốt rét in vivo. Trong đó chiết xuất từ lá xuyến chi khô cho thấy tỷ lệ này là 65% và chiết xuất nước chỉ có tỷ lệ ức chế 38%.
Trong khi đó, các chủng sốt rét khi được điều trị bằng chloroquine, sẽ ức chế 99%. Điều này cho thấy xuyến chi gần như có hiệu quả tương tự như thuốc chống sốt rét. Mặt khác, khi ký sinh trùng trở nên kháng thuốc, xuyến chi vẫn có thể tiêu diệt nhưng cần thời gian dài và liều lớn hơn.
Một số công thức thực phẩm với xuyến chi
Xuyến chi xào
Nguyên liệu
- 2 bó lá hoa xuyến chi
- 2 củ hành tây
- 1 củ cà rốt
- Dầu ăn, muối, tiêu, bột ngọt,..
Phương pháp
- Rửa sạch lá xuyến chi và cắt bỏ bớt những lá già, dập nát
- Cà rốt, hành tây gọt vỏ rửa sạch, cắt hạt lựu.
- Đun nóng chảo, bỏ dầu ăn vào và phi hành cho tới khi thơm và mềm
- Bỏ cà rốt và xuyến chi vào
- Thêm muối, tiêu và xào tới khi chín mềm.
Trà xuyến chi
Nguyên liệu
- Một nắm lá hoa xuyến chi trưởng thành
- 5 cốc nước
- Đường tùy chọn theo sở thích
Phương pháp
- Rửa lá sạch, cắt bỏ phần dập nát.
- Cắt lá thành từng phần nhỏ
- Đun sôi nước, bỏ lá vào và đun tới khi nào màu chuyển sang màu nâu
- Lọc trà và đổ vào cốc hoặc ấm.
- Thêm đường và thưởng thức
Những lưu ý về hoa xuyến chi
Mặc dù hoa xuyến chi và hoa cứt lợn có đặc tính khác nhau tuy nhiên nhiều vùng quê vẫn lẫn lộn hai loài này do đó bạn nên chú ý để nhận dạng đúng xuyến chi.
Trước khi sử dụng loài này như một loại rau hay thuốc thì bạn vẫn nên rửa thật sạch để loại bỏ phần lớn bụi bẩn trên cây. Hoa xuyến chi cũng được xem là loài thu hút chất độc ngoài môi trường do đó bạn cần lựa chọn xuyến chi tại những môi trường phù hợp để sử dụng.
Xuyến chi theo y học cổ truyền có vị cay tính mát, do đó các trường hợp do cảm mạo phong hàn, mắc bệnh chứng hàn thì không nên dùng. Phụ nữ có thai cũng không nên dùng loài này vì chúng được cho là có ảnh hưởng xấu tới thai nhi thậm chí hư thai.
Trên đây là những kiến thức về hoa xuyến chi bachthao.net muốn chia sẻ tới các bạn. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trọng cuộc sống.
Theo: Biển Lặng