Công dụng của cây Hoa Hòe và những bài thuốc dân gian “hữu ích”

Cây hoa hòe từ lâu đã có một vị trí trong nền y học cổ truyền với rất nhiều tác dụng chữa bệnh: cao huyết áp, đau đầu, chảy máu…

Cây hoa hòe được trồng nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Cây hoa hòe là một thành viên của họ đậu Fabaceae. Ở Trung Quốc, cây được gọi là cây “học giả” hay cây “hạnh phúc” vì người ta tin rằng cây mang lại hạnh phúc và may mắn. Ở Hàn Quốc, cây này được trồng trong các ngôi chùa, giảng đường và cung điện vì nó được coi là quý giá và linh thiêng.

Đặc điểm cây hoa hòe

Cây hoa hòe là một loài cây rụng lá với hoa màu trắng kem và hoa kim châm, phát triển nhanh chóng thành cây cao 7-8 mét với tán rộng và tròn.

Do đó ngoài những lợi ích về sức khỏe nó còn được trồng để lấy bóng mát. Cây chịu được ô nhiễm đô thị nên cũng được trồng nhiều trên đường phố . 

Một số đặc điểm nhận dạng là lá chét hình bầu dục, vỏ màu nâu xám và cành cây xanh bóng. Các lá kép của cây, có chiều dài từ 12 đến 20 cm, chứa 7 đến 17 lá chét hình trứng màu xanh đậm.

Vỏ cây có các đường gờ gợn sóng. Hoa hòe thơm trắng  được xếp thành từng cụm rời rạc.

cây hoa hòe

Những tán lá trên cây hoa hòe chuyển sang màu vàng rực rỡ vào mùa thu. Khi chúng bắt đầu ra hoa, sẽ có những bông hoa trắng như hạt đậu mọc thẳng đứng ở đầu cành. Mỗi cành hoa mọc dài tới 30 cm và tỏa hương thơm nhẹ, khá đẹp.

Mùa hoa nở bắt đầu vào cuối mùa hè và tiếp tục đến mùa thu. Các bông hoa lưu lại trên cây khoảng một tháng, sau đó rụng đi và tạo quả. Mỗi quả dài khoảng 16 cm và trông giống như một chuỗi hạt. 

Cây hoa hòe cần đầy đủ  ánh nắng mặt trời với đất giàu hàm lượng hữu cơ. Đất phải thoát nước cực tốt, nên chọn đất thịt pha cát.

Cung cấp lượng nước tưới vừa phải. Cây hoa hòe không dễ bị sâu bệnh và cây chịu được điều kiện đô thị ô nhiễm, nắng nóng và hạn hán.

Sau khi thu hoạch, các chùm hoa hòe được phơi khô, và loại bỏ các chồi và cuống. Hoa hòe  thường được pha như nước uống hàng ngày

cây hoa hòe

Một số tác dụng trị bệnh của cây hoa hòe

Y học cổ truyền

Cây hoa hòe có một số bộ phận ăn được và thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc như một loại thảo mộc làm mát và cầm máu.

Nó được coi là một trong 50 loại thảo mộc cơ bản như cây long não, củ tam thất, cây trầu bà…,  đứng thứ hai trong một nghiên cứu về 250 tác nhân chống vô sinh tiềm năng.

Tất cả các bộ phận của cây này, bao gồm cả chồi, được sử dụng làm thuốc chữa bệnh khắp châu Á, với tỷ lệ phổ biến cao hơn ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hoa và nụ khô

Hoa và nụ khô được dùng làm thuốc ở Đông Á. Theo nguyên lý của y học cổ truyền Trung Quốc, hoa hòe có vị đắng và hơi lạnh, liên kết với gan và kinh mạch ruột. Nó là một thành phần phổ biến của nhiều phương thuốc thảo dược Trung Quốc.

Chức năng chính là thanh nhiệt, cầm máu, giải độc cho gan. Hoa hòe xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian về đường tiêu hóa.

Hoa và nụ hoa hòe có tác dụng kháng khuẩn, chống cholesterol trong máu, chống viêm, chống co thắt, cầm máu và hạ huyết áp. Hoa hòe khô chứa các thuộc tính chống xuất huyết và cầm máu.


Quả hoa hòe

Quả hoa hòe được pha chế và sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh bao gồm xuất huyết nội tạng, tuần hoàn ngoại vi kém, giun trong, v.v. Điều trị bệnh trĩ, đái ra máu, chảy máu tử cung, táo bón, cảm giác ngột ngạt ở ngực, chóng mặt, mắt đỏ, nhức đầu và tăng huyết áp. 

Ngoài những lợi ích trong điều trị bệnh thì quả của cây hoa hòe cũng được sử dụng làm thuốc nhuộm, vì có màu vàng

Bài thuốc bao gồm các thành phần của cây hoa hòe này không nên chỉ định cho phụ nữ có thai vì vỏ quả gây sẩy thai

Nên thận trọng khi sử dụng quả vì có độc tính. Quả hoa hòe gây nôn và cầm máu. 

cây hoa hòe

Lá hòe

Lá hòe có tính nhuận tràn, làm mềm da, hạ sốt . Chúng được sử dụng trong điều trị chứng động kinh và co giật. Phân tích hóa học hiện đại cho thấy lá chứa flavonoid có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh

Nước sắc của lá được sử dụng để điều trị các bệnh về mụn nhọt, đau mắt, cải thiện thị lực và giúp giải quyết các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc và các vấn đề về da

Thân cây hòe rất lý tưởng để đóng đồ nội thất và nông cụ. Nhờ kích thước lớn và tốc độ sinh trưởng nhanh nên cây được trồng trong các sân vườn, công viên để lấy bóng mát.

Liều lượng

  • Liều lượng điển hình của hoa hòe trong các bài thuốc là từ 10 đến 15 gam, sắc trong nước để uống. Nó có thể được sắc riêng để sử dụng như một loại trà, hoặc có thể kết hợp với các loại thảo mộc khác như mận khô và hoa cúc.
  • Để cầm máu, nên dùng hoa hòe khô
  • Để giải nhiệt, nên dùng hoa hòe tươi.

Y học hiện đại

Ngành công nghiệp mỹ phẩm

Ngành công nghiệp mỹ phẩm ngày càng quan tâm đến hoa hòe kể từ khi người ta phát hiện ra rằng chiết xuất từ ​​hoa cây có đặc tính chống kích ứng, chống oxy hóa và chống lão hóa.

Khi phân tích các chế phẩm dược phẩm truyền thống có chứa loại thảo mộc này, các đặc tính chống lão hóa đã được phát hiện. Ngành công nghiệp mỹ phẩm bắt đầu đưa chúng vào các sản phẩm chăm sóc da.

Vì những lý do tương tự, gần đây ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc sử dụng các công thức dựa trên lá hoa hòe.

cây hoa hòe

Vì chiết xuất từ ​​hoa hòe là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa nên rất có ích để chống lại các gốc tự do. Hàm lượng khoáng chất, axit amin và flavonoid cao giúp nuôi dưỡng làn da và kích thích tái tạo để ngăn ngừa nếp nhăn

Các thành phần chính bao gồm flavon, tetraglycosid, isoflavon, glycosid triterpene, ancaloit và polysaccharid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, làm sáng da.

Các thành phần hoạt tính sinh học chính của chiết xuất hoa hòe là flavonoid Flavonoid của  hoa hòe bao gồm rutin, quercetin, isorhamnetin, genistein và kaempferol.

Thuốc trị bệnh

Viêm nhiễm

Rutin và sophorose tạo thành một hợp chất quan trọng khác có hoạt tính sinh học cao, có thể chữa được nhiều tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, nó còn sở hữu đặc tính làm se và chống oxy hóa. Hiện nay đã có rất nhiều viên uống làm đẹp làm từ chiết xuất rutin của hoa hòe

Rutin được chiết xuất bằng cách đun sôi tiếp theo trong nước và kết tinh khi làm lạnh, tiếp theo là kết tinh lại từ ethanol. Dịch chiết ethanol có tác dụng diệt khuẩn mạnh

Hoa hòe có chứa cả chất chống xuất huyết và chống cầm máu. Hoa hòe làm giảm chứng nhồi máu não một phần nhờ các hoạt động chống oxy hóa và chống viêm của nó

Một nghiên cứu cho thấy bổ sung rutin trong chế độ ăn uống 10 hoặc 20 ngày sau khi dùng trimethyltin (TMT) ở chuột. Kết quả là rutin có tác dụng bảo vệ thần kinh chống lại tổn thương tế bào thần kinh do TMT gây ra

Cao huyết áp

Trong y học, hàm lượng sophorin và tanin cao làm cho nó trở thành một chất hạ huyết áp vô giá.

Tác dụng lên tim mạch
  • Nước sắc hoa hòe làm giảm co bóp cơ tim và giảm nhịp tim. Rutin, quercetin và tanin ổn định tính toàn vẹn của mao mạch . Do đó, hoa hòe làm giảm tiêu thụ oxy để bảo vệ chức năng tim
  •  Isorhamnetin từ hoa hòe cũng chống cầm máu, do tăng tính thấm mao mạch và giảm kết tập tiểu cầu

Một số bài thuốc đơn giản từ hoa hòe

Pha trà hoa hòe điều trị cao huyết áp, mất ngủ

  • Nụ hoa hòe khô, sao qua trên ngọn lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi đổ màu cánh gián, (dùng nồi đất tốt hơn nồi nhôm). Không được để cháy làm mất hoạt tính hoa hòe.
  • Sau khi sao xong, cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần ở nhiệt độ 25-30 độ C.
  • Một ấm chuyên pha khoảng 3 thìa cà phê hoa hòe. Pha giống pha chè, đổ nước sôi đến khi hoa hòe chìm xuống đáy ấm. Để 3-5 phút cho hoa hòe ngấm rồi uống
  • Mỗi ngày uống 1 ấm sẽ trị cao huyết áp, mất ngủ, đặc biệt tốt cho người già. Ngoài ra còn chống lở loét, viêm nhiễm, đau đầu.
  • Ngoài ra có thể nấu nước chè tươi rồi cho hoa hòe vào. Uống mát, giải nhiệt, không sợ say nắng.

cây hoa hòe

Sắc hoa hòe điều trị trĩ ngoại

Sắc nước uống

  • Chuẩn bị 50g hoa hòe rửa sạch, để ráo nước. Đun hoa hòe với 200ml nước sôi đến khi cạn còn 100ml. Tắt bếp, lọc bỏ phần bã. ta chỉ sử dụng  phần nước để trị bệnh.
  • Đun nước chỉ uống trong ngày, không nên để qua đêm sẽ làm giảm hoạt tính. Uống đều đặn với công thức như trên sẽ cảm thấy vùng bị trĩ bớt đau và không viêm nhiễm

Xông hơi

  • Ngoài phương pháp sắc nước uống, chúng ta kết hợp làm thêm phương pháp xông hậu môn để tối ưu hiệu quả và giảm thời gian điều trị.
  • Chuẩn bị 15g hoa hòe khô, 30g ngải cứu,15g phèn chua, 15g thương xác. Rửa sach các nguyên liệu
  • Sau khi rửa sạch để ráo nước thì đun các nguyên liệu trong nồi nước sôi khoảng 10 đến 15 phút. Để trên bếp 1-2 phút để lúc xông không bị bỏng nhiệt. Sai đó đổ ra một cái chậu và tiến hành xông hậu môn
  • Cần rửa sach vùng cần xông trước khi xông. Chỉ xông 1 lần/1 ngày đều đặn, liên tục kết hợp với nước uống sẽ cho hiệu quả bất ngờ.

Trước khi sử dụng bài thuốc, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Người bệnh cần kiên trì vì thuốc sẽ không có hiệu quả trong vài ngày. Thời gian có thể vài tháng thậm chí lên đến vài năm với trường hợp nặng.

Thay đổi lối sống lành mạnh, không ngồi lâu 1 chỗ, tăng cường vận động thân thể, dưỡng sinh để điều hòa lưu thông khí huyết.

Trên đây là các công dụng và bài thuốc trị bệnh từ cây hoa hòe. Dù trị bệnh bằng Đông y hay Tây y cũng nên có chỉ định của bác sỹ nhé!

Theo: Nguyễn An

 

4.7/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận