Phân loại bỏng
Bỏng do nhiều nguyên nhân như: Nước sôi, lữa, điện, hóa chất. Nhiều nhất vẫn là bỏng do nước sôi ở trẻ nhỏ. Bỏng được chia làm 4 cấp độ.
Bỏng độ I: Tổn thương ở da.
Bỏng độ II: Tổn thương ở phần dưới da.
Bỏng độ III: Tổn thương ở phần cơ.
Bỏng độ IV: Tổn thương đến phần xương.
Để đánh giá chính xác, ta cần căn cứ vào vị trí bị bỏng và diện tích vết bỏng. Cùng Bách Thảo tìm hiểu nhé.
Làm mát vết bỏng bằng nước lạnh
Khi bị bỏng, việc đầu tiên cần làm là làm mát bằng nước lạnh. Thời gian khoảng từ 15 đến 20 phút. Tránh làm mát quá lâu các tế bào da sẽ bị hoại tử.
Cách chữa bỏng nhẹ bằng các nguyên liệu tự nhiên
Nha đam
Sau khi làm mát bằng nước lạnh. Lấy lá nha đam cắt đôi rồi bôi dịch lá lên khu vực bị bỏng. Nếu không có nha đam tươi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng kem chiết xuất từ nha đam.
Dầu dừa và nước chanh
Dầu dừa có thành phần vitamin E và chất béo có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Nước chanh có tính acid có thể làm mờ.
Có thể bạn quan tâm
Trị tiêu chảy cực đơn giản
Khi bị bỏng lấy dầu dừa và chanh hòa lẫn thành dung dịch, sau đó bôi lên chỗ bị bỏng. Giúp kháng viêm tại chỗ và giảm đau vết bỏng.
Mật ong
Mật ong từ lâu đã được dùng để điều trị các vết nỏng nhẹ. Trong mật ong có nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn. Sử dụng mật ong giúp vết bỏng không bị nhiễm trùng và lan rộng.
Sau khi đã làm mát vết thương bằng nước lạnh, lấy băng gạc thấm mật ong và đắp lên vết bỏng. Lặp lại từ 3 đến 4 lần trong một ngày.
Khoai tây
Khoai tây có tác dụng làm giảm đau rát và làm dịu vết thương. Ngoài ra với vết bỏng có thể làm giảm khả năng bị phồng rộp vết bỏng.
Sau khi làm mát vết bỏng bằng nước lạnh. Cắt một lát khoai tây chà nhẹ lên vết bỏng nhẹ để nước khoai tây ngấm đều lên vết thương. Khi dùng khoai tây nên dùng càng sớm càng tốt để vết bỏng không bị phồng rộp.