Bạn đang muốn có một không gian sinh hoạt hay nơi làm việc thân thiện với thiên nhiên. Bạn muốn hòa quyện vào không khí trong lành, thoáng mát và tốt cho sức khỏe. Hay bạn muốn cho ban công, tường rào, quán cà phê trở nên sinh động, gần gũi. Vậy thì thật tuyệt vời khi bạn lựa chọn cây cúc tần Ấn Độ cho những kế hoạch đó. Cúc tần sẽ làm bạn hài lòng trong mọi hoàn cảnh khi bạn muốn thưởng thức nó.
Đặc điểm và ý nghĩa của hoa
*Đặc điểm
– Là loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, thuộc họ cúc có tên khoa học là Vernonia elliptica. Cây còn được biết đến với nhiều tên gọi dây mành trúc, cây bạc đầu, dây dọi tên.
– Cây thuộc loại cây dây leo thân hóa gỗ, sống lâu năm có chiều dài khoảng 20 – 30m.
– Thân cây màu xanh khi còn non, chuyển màu nâu khi về già, lông mịn màu xám, cành buông dài.
– Lá có màu xanh đậm, hình oval thuôn dài, đỉnh nhọn hoặc tù, cuống ngắn, mép nguyên. Lá cúc tần ít rụng và xanh quanh năm.
– Hoa cúc tần nhỏ mọc thành từng chùm nhỏ, hoa có 5 cánh, dài 5 – 6mm, có màu hồng nhạt. Chùm hoa đầu hợp thành dạng ngủ phía ngọn cành, chiều dài mỗi chùm hoa thường từ 5 – 15cm.
Có thể bạn quan tâm
Cách trồng hoa hồng rễ trần sống 100%
– Quả bế màu nâu nhạt, hình trụ có 5 góc.
*Ý nghĩa
– Cây phát triển khỏe khoắn bất chấp mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Lá của cây luôn xanh tươi và gắn kết mang nhau. Nên nó biểu trưng cho sự gắn bó, đoàn kết và tạo thành một bức tường thành bất khả xâm phạm.
– Khi trồng cúc tần trong ngôi nhà của bạn cây sẽ phát huy tác dụng. Nó sẽ gắn kết tình cảm của mọi thành viên trong gia đình lại gần với nhau hơn. Mang lại một cuộc sống đầm ấm, hòa thuận, hạnh phúc cho mỗi người.
Lợi ích của cúc tần trong đời sống
– Là loài cây xứng đáng là ứng cử viên bậc nhất trong việc trang trí những tường rào, ban công.
– Ngoài bảo vệ căn nhà của bạn, cây còn giúp không gian làm việc thêm phần ấn tượng. Những cành cây xanh mát cùng đổ xuống tựa như những dòng thác tươi mát và đẹp mắt.
– Cây cúc tần Ấn Độ còn là một loài cây có thể chữa bệnh. Trong cây có chứa vitamin C, đa số chất vô cơ, protein, sắt, lipit và một số thành phần khác. Kể cả thân, lá và rễ của cây đều có thể làm thuốc chữa bệnh.
Trong đông y cúc tần còn có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu đờm ho. Ngoài ra cây còn giúp khắc phục chứng chán ăn, giải nhiệt, giảm sốt và tốt cho hệ tiêu hóa.
Có thể bạn quan tâm
Hoa sử quân tử có thật sự đáng giá như lời đồn?
Cúc tần Ấn Độ có dễ chăm sóc không?
Việc chăm sóc cúc tần cũng khá đơn giản vì khả năng thích ứng của nó thật sự phi thường. Cây giỏi chịu hạn, chịu nóng, chịu úng tốt. Càng mưa nhiều lại càng xanh mướt.
– Loại giống này có thể chịu được biên độ nhiệt khá lớn. Vì thế, có thể trồng nơi có ánh nắng chan hòa.
– Cúc Tần dễ dàng thích nghi ở nhiều môi trường khác nhau. Dù trời nắng nóng hay mưa lạnh, ẩm thấp đều phát triển tốt.
– Cây có thể trồng trên các loại đất như đất chua, kiềm, khô cằn sỏi đá. Nhờ thích ứng nhanh nên chịu được cả úng và hạn. Nếu được tưới nước mỗi ngày nhiều hoặc ít đều được. Vào mùa mưa bạn có thể không cần tưới.
– Cúc tần khá dễ nuôi nên bạn bón phân mỗi tháng hoặc 2 – 3 tháng một lần.
– Muốn cây khỏe mạnh ít sâu bệnh bạn nên thường xuyên dọn gốc và cắt bỏ cành già, cành sâu. Và có các biện pháp phòng trừ kịp thời nếu phát hiện các loại sâu bệnh.
Hoài Thương