Cây rẻ quạt hay còn gọi là xạ can, hoa báo, hoa lưỡi rồng. Không chỉ là một loài hoa mang lại vẻ đẹp tươi mát cho ngôi nhà bạn mà còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Hãy cùng bachthao.net tìm hiểu kĩ hơn về loài cây nhé.
Tổng quan về cây rẻ quạt
Nguồn gốc và phân bố
Cây rẻ quạt có danh pháp khoa học là Iris domestica, trong tiếng Anh còn gọi là Blackberry lily. Chúng được cho là có nguồn gốc ban đầu ở miền bắc Trung Quốc, nhưng hiện đã được tìm thấy ở hầu hết các vùng của đất nước.
Chúng được đưa vào các sách y học và sử dụng như một vị thuốc từ đầu thế kỉ 19. Nhưng chúng được mô tả khoa học lần đầu tiên năm 2005.
Ngày nay, loài cây này cũng được tìm rộng rãi ở khắp các nước châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ. Ở Việt Nam, rẻ quạt có ở hầu hết các vùng trung du miền núi như Lai Châu, Bắc Giang. Bạn cũng có thể khá dễ chúng mọc dại trong tự nhiên tại các vùng chân đồi, quanh sông suối nơi khí hậu mát mẻ, ẩm ướt.
Thực vật
Cây rẻ quạt là một cây lâu năm và là một thành viên của họ Diên vĩ. Nó là một dạng thân thảo, thường phát triển đến chiều cao từ 50 đến 120 cm. Rễ của chúng là dạng rễ chùm ngắn màu vàng với nhiều rễ hình sợi nhỏ.
Thân cây mọc thẳng với các lá màu xanh, hình kiếm, có thể dài tới 50 cm. Những chiếc lá này mọc so le ôm lấy thân cây và xòe ra 2 bên trong như cái quạt. Nhìn từ xa trông chúng như những cái quạt mo của ông cha ta nên có lẽ vì vậy mà chúng có cái tên cây rẻ quạt.
Hoa có màu từ vàng cam tới đỏ cam gồm 6 cánh hoa với các chấm đỏ trông khá giống da báo. Có lẽ vì vậy mà nhiều nơi còn gọi là cây hoa báo. Nhị và nhụy ở giữa bông có màu cam.
Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 9. Hoa nở khá lâu, hoa tàn để lại quả nang hình trứng. Quả chín chuyển dần chuyển sang màu đen. Hạt tròn, đen bóng.
Sử dụng cây rẻ quạt
Rẻ quạt được trồng trước sân nhà, cạnh cổng như một loại cây cảnh. Không chỉ là loài cây tô điểm thêm sắc màu cho cuộc sống mà chúng còn có rất nhiều tác dụng và được sử dụng làm thuốc thảo dược.
Có thể bạn quan tâm
Tác dụng "thần kì" của rau muống
Giống như sâm bố chính, bộ phần dùng của rẻ quạt chủ yếu là rễ. Rễ được đào lên vào đầu mùa xuân trước khi mầm mới xuất hiện hoặc vào mùa thu khi thân và lá đã héo.
Sau đó, rễ được rửa sạch và phơi nắng cho khô để lưu trữ. Rễ được thái thành miếng nhỏ hoặc nghiền thành bột và được dùng dưới dạng thuốc sắc, chiết, thuốc viên và thuốc đắp. Điển hình các tác dụng của rẻ quạt phải kể đến như hạ sốt, giảm ho, long đờm,…
Thành phần hóa học
Cây rẻ quạt chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng rễ cây rẻ quạt chứa belamcandin, iridin, irigenin, tectorigenin, tectoridin, iristectoriginin A, irisflorentin, sheganone, tectoridin và tectorigenin.
Hạt cây rẻ quạt chứa các hợp chất như chứa belamcandol vàphenyl-10-pentadecene,… Thân và lá cây chứa nhiều mangiferin.
Công dụng chữa bệnh của cây rẻ quạt
Theo y học cổ truyền rễ của cây rẻ quạt được xem là vị thuốc có vị đắng và tính lạnh. Chúng chủ yếu được sử dụng trong y học như một phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến phổi và gan và hệ hô hấp. Chúng đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc từ những năm 1985.
Đông y cho rằng loài cây có thân hình khiêm tốn này còn có khả năng thanh nhiệt giải độc tương tự kim ngân. Rẻ quạt quy vào kinh Can và Phế nên dân gian thường có nhiều bài thuốc về rẻ quạt để chữa các bệnh liên quan tới viêm họng, đau họng, tiêu đờm, giảm ho.
1. Trị ho, long đờm
Công dụng trị ho long đờm của rẻ quạt đã được ông cha ta sử dụng qua nhiều thế hệ. Có rất nhiều bài thuốc có chứa rẻ quạt dùng để trị ho, long đờm. Các vị thuốc có thể độc rẻ quạt hoặc rẻ quạt kết hợp với một số dược liệu khác. Ví dụ điển hình như:
Vị thuốc 1: lấy 10 gam lá rẻ quạt khô sắc cùng nước uống trong vài ngày. Giảm ho và đau rát họng hết sức hiệu quả.
Vị thuốc 2: lấy 10 gam rẻ quạt 10g cát cánh phối hợp cùng với 6g trần bì. Tất cả các dược liệu này đem sắc chung sẽ có tác dụng long đờm.
Vị thuốc số 3: dùng thân rễ rẻ quạt phơi khô sau đem nướng chín. Rồi nghiền nhỏ cùng muối để ngậm cũng cho hiệu quả giảm ho tốt.
Ngoài ra, dân gian còn rất nhiều bài thuốc, vị thuốc khác nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại liên quan tới tác dụng này của rẻ quạt. Do đó tác dụng này có thể phụ thuộc vào cơ địa của từng người do đó cần chú ý cần thận khi dùng rẻ quạt.
2. Trị viêm họng, viêm phế quản
Không chỉ chữa ho long đờm, mà cây rẻ quạt còn được sử dụng như một loại thuốc trị viêm họng, viêm phế quan lâu này, hay suyễn. Theo y học dân gian lấy lá rẻ quạt tươi, giã cùng ít muối sau đó thêm một ít nước chữa viêm họng rất hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Cây cứt lợn có tác dụng gì mà bạn chưa biết?
Với trẻ em thì lá rẻ quạt có vị đắng nên có thể khó uống. Bạn có thể phối hợp thêm các dược liệu có vị ngọt khác như kim ngân, bạc hà hay cam thảo. Sắc cùng nhau sẽ giảm bớt vị đắng của rẻ quạt.
Theo y học hiện đại, chiết xuất cồn 50 độ từ thân và lá cây rẻ quạt có tác dụng tốt trên mô hình chuột hen suyễn, chống co thắt phế quản hiệu quả do histamin gây ra. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng rẻ quạt chứa một lượng đáng kể tectorigenin chất ức chế hiệu quả kể trong điều trị bệnh xơ phổi.
3. Tác dụng chống oxy hóa
Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong rẻ quạt có các hợp chất tectorigenin và tectoridin. Cacs thí nghiệm trên chuột cũng cho thấy các hợp chất phân lập từ thân rễ cây rẻ quạt này có hoạt tính chống oxi hoá.
Các cơ chế chống oxi hoá của rẻ quạt được cho là thông qua khử ion kim loại chuyển tiếp, ức chế peroxy hóa lipid, loại bỏ các gốc tự do.
4. Chống viêm
Các nghiên cứu khảo sát tác dụng chống viêm của cây rẻ quạt đã cho thấy rằng trong dịch chiết có chứa các flavanoid có tác dụng chống viêm. Đặc biệt là irigenin thể hiện sự ức chế sản xuất oxit nitric (NO) và prostaglandin (PGE2) các chất sản sinh ra trong quá trình viêm.
5. Kháng khuẩn và kháng virus
Hợp chất tectorigeninc đã được tìm thấy trong thân rễ của rẻ quạt. Đây là hợp chất có tính kháng khuẩn khá mạnh. Chúng tiêu diệt nhiều vi khuẩn đặc biệt là một số chủng tụ cầu vàng kháng kháng sinh.
Ông cha ta từ xưa dù chưa biết tới hợp chất này nhưng đã sử dụng thân rễ rẻ quạt để sát trùng hầu họng trong các bệnh. Rẻ quạt cũng cho thấy nhiều tiềm năng để phát triển trở thành các kháng sinh mới trong tương lai.
6. Hạ đường huyết
Các chất ức chế alpha-glucosidase đối kháng với hoạt động alpha-glucosidase ở cây rẻ quạt đã được tìm thấy. Các chất này làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate nguồn gốc chủ yếu gây nên tăng đường huyết trong máu sau ăn.
7. Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Rẻ quạt còn ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư thông qua điều khiển sự nhân lên của các tế bào đặc biệt là trong ung thu tuyến tiền liệt.
8. Phòng chống loãng xương
Sử dụng chiết xuất từ cây rẻ quạt thúc đẩy quá trình tăng tạo hormone estrogen – một hormone mà khi thiếu sẽ dễ gây ra loãng xương. Sự thiếu hormone này xảy ra nhiều ở các phụ nữ sau thời kì mãn kinh
Chiết xuất cồn từ cây rẻ quạt cũng cho thấy tác dụng kích thích não bộ tiết ra các hormone có tác dụng tăng sự tái tạo xương.
Có thể bạn quan tâm
Khoai môn- Thực phẩm "vàng" cho sức khỏe cả gia đình bạn
9. Chống tăng lipid máu
Nghiên cứu đánh giá tác dụng chống tăng lipid máu của chiết xuất lá rẻ quạt đã được tiến hành. Chiết xuất giàu flavon này đã làm giảm chứng lipid máu ở chuột được cho ăn một chế độ ăn nhiều chất béo.
10. Hạ huyết áp
Rẻ quạt cũng có tác dụng hạ huyết áp áp. Các nghiên cứu đã phân lập được nhiều chất có tác dụng tốt trên huyết áp.
Rẻ quạt nên dùng tươi hay không?
Hầu hết các loại thuốc trong y học cổ truyền đều dùng dưới dạng khô bao gồm cả rẻ quạt. Không chỉ giúp bảo quản mà còn giảm tính độc của rẻ quạt. Theo Đông y, rẻ quạt có tính độc sau khi thu hái và rửa sạch nên ngâm với nước vo gạo trong nửa tiếng tới một tiếng.
Sau đó đem rẻ quạt phơi khô. Điều này sẽ giúp tối ưu tác dụng của cây rẻ quạt đồng thời giảm tính độc. Tốt nhất nên dùng rẻ quạt dạng khô tốt hơn dạng tươi.
Liều lượng dùng rẻ quạt là bao nhiêu?
Rẻ quạt cũng có thể gây dị ứng tùy cơ địa từng người. Do đó nếu chưa từng sử dụng rẻ quạt trước đó bao giờ nên dùng với liều thấp một phần ba hoặc một phần tư hơn liều thông thường. Nếu có biểu hiện dị ứng nên dừng ngay sử dụng rẻ quạt.
Liều dùng thông thường của rẻ quạt cũng khá là thấp chỉ khoảng 5-7 gam mỗi lần cho người lớn do chúng có chứa độc tính. Đối với trẻ em thì liều còn thấp hơn nữa.
Lưu ý khi khi sử dụng rẻ quạt làm thuốc
Cây rẻ quạt có tính hàn do đó bạn không nên dùng chúng khi có hàn chứng như cảm mạo phong hàn. Hầu hết các cây thuộc họ Diên vĩ bao gồm rẻ quạt được coi là hơi độc. Dùng chúng lâu ngày có thể gây suy yếu cơ thể, tiêu chảy.
Do đó khi sử dụng rẻ quạt tốt nhất là theo sự chỉ định của thày thuốc hoặc các chuyên gia về sức khỏe. Không nên tùy ý sử dụng rẻ quạt theo ý thích.
Tác dụng của rẻ quạt cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người do đó khi không thấy tác dụng bạn cũng đừng quá lo lắng hay tăng liều. Việc tăng liều hay lạm dụng có thể gây nóng rát, phồng rộp miệng do đó không nên dùng thuốc quá 3 lần/ngày.
Cây rẻ quạt cũng được cho là có hại với phụ nữ mang thai, chúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi thậm chí hư thai. Do đó, phụ nữ trong khi mang thai không được dùng các bài thuốc liên quan tới rẻ quạt.
Trên đây là những chia sẻ về cây rẻ quạt, hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho bạn. Sau này, cây rẻ quạt trước cổng nhà bạn không chỉ là một loài hoa đơn thuần mà bạn sẽ tận dụng được cả những công dụng trị bệnh của nó.
Theo: Biển Lặng