Cây dừa cạn là loại cây được rất nhiều người chơi cây cảnh yêu thích. Không chỉ cây nhanh lớn, chăm bón dễ dàng, hoa nở đẹp, nhiều màu sắc như hoa hồng, hoa ly,… Mà nó còn có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh.
Hôm nay, các bạn hãy cùng bachthao.net tìm hiểu thêm về cây dừa cạn này nha.
Giới thiệu chung về cây dừa cạn
Cây dừa cạn có tên khoa học là Catharanthus roseus (L.) G. Don – Vinca rosea L. Thuộc họ: Trúc Đào (Apocynaceae). Cây được biết đến với cái tên thân thuộc là bông dừa hay trường xuân hoa hoặc hoa tứ quý.
Cây dừa cạn là một loài cây thân bụi hoặc cây thân thảo, mọc cao khoảng 100 cm (39 in). Lá cây có hình bầu dục đến thuôn dài, dài khoảng 3-8 cm và rộng khoảng 2cm. Lá màu xanh đậm, không có lông, gân ở giữa xanh nhạt hơn một chút.
Cuống lá ngắn. Nhiều cành được xếp thành từng cặp đối xứng hai bên nhau. Những bông hoa có màu sắc trải dài từ màu trắng đến hồng đậm với tâm màu đỏ đậm hơn một chút.
Ống đáy dài 2,5–3 cm và tràng hoa có đường kính khoảng 2–5 cm với năm thùy giống như cánh hoa. Rễ cây lan rất nhanh, khỏe, chắc và bám vào đất rất tốt.
Nơi phân bố
Trong tự nhiên, cây dừa cạn là một loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Lí do được đưa ra là chúng bị mất môi trường sống do ý thức của người dân thấp. Họ thường xuyên đốt lương rẫy để trồng các loại cây khác.
Tuy nhiên, Cây dừa cạn cũng được trồng rộng rãi ở tất cả các nơi trên thế giới. Đặc biệt là các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới như Australia, New Zealand, Ấn Độ, Malaysia . Và nó cũng được trồng rộng rãi và khá phổ biến ở Việt Nam.
Điều kiện sống của cây
Cây dừa cạn là một loài cây cảnh được nhiều người yêu thích. Nó được nhiều nhà vườn khen gợi cao vì tính cứng cáp trong điều kiện khắc nhiệt khô hạn và thiếu dinh dưỡng. Đặc biệt phổ biến trong các khu vườn cận nhiệt đới, nơi mà nhiệt độ luôn trên 5 ° C.
Nó được mọi người quan tâm đến vì thời gian ra hoa kéo dài, quanh năm trong điều kiện nhiệt đới. Có thể là từ mùa xuân đến hết mùa thu ở vùng khí hậu ôn đới ấm áp.
Có thể bạn quan tâm
Trúc quân tử - Hướng dẫn trồng và chăm sóc
Cách sơ chế cây dừa cạn:
Các bộ phận thường như lá, rễ, và toàn thân cây. Người nông dân nhổ trọn cả cây đem về phơi khô. Chặt nhỏ thành những đoạn bằng 3 đốt ngón tay. Sau đó sao vàng lên và dùng để sắc uống dần.
Những thành phần quan trọng có trong cây dừa cạn
Hoạt chất của Dừa cạn là alkaloid có nhân indol. Hoạt chất này có ở nhiều nhất ở lá, rễ và các bộ phận khác cũng chứa nhưng với hàm lượng nhỏ hơn. Rễ chứa nhiều nhất khoảng 0,7-2,4%. Sau đó đến lá khoảng cao hơn 0,4% một chút.
Trong cây dừa cạn có chứa một lượng khá nhiều các chất như vincristin tetrahydroalstonin, prinin, acid pyrocatechic, flavonoid và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác.
Công dụng của cây dừa cạn
Nói đến dừa cạn trong cây thuốc của Việt Nam như là một cây thuốc rất quý dùng nhiều trong các bệnh về nội khoa mà đặc trưng ở 3 nhóm bệnh: Bệnh lý về nội tiết; Bệnh lý về tim mạch và Bệnh lý về máu.
Loài cây này từ lâu đã được trồng để làm thuốc thảo dược. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, chiết xuất từ rễ và chồi của nó, mặc dù có độc, được sử dụng để chống lại một số bệnh.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nó đã được sử dụng để chống lại nhiều bệnh, bao gồm tiểu đường, sốt rét và ung thư hạch.
Cây có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh như điều trị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rong kinh, mất ngủ,.. Mình xin trình bày rõ cách dùng và liều lượng như sau:
a. Chứng mất ngủ
Mất ngủ là một hiện tượng bạn cảm thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chấp chờn. Thường xuyên nói mê, thức khuya, dậy sớm. Mặc dù bạn rất mệt và rất muốn ngủ nhưng không thể nào ngủ đươc.
Hiện tượng này không chỉ mắc ở người già, người có tuổi mà ngày nay những người trẻ như chúng mình cũng thường xuyên mắc phải. Chính vì vậy, cây dừa cạn như là một giải pháp hữu hiệu giúp bạn giải quyết vấn đề trên.
Bạn cần sao khô cây dừa cạn với hạt muồng sao đen và lá vông nem. Sau đó đem nấu lấy nước uống. Một ngày bạn nên uống it nhất một cốc nước trên nhé. Bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực,..
b, Bài thuốc trị chứng rong kinh
Các chị em phụ nữ thường có hiện tượng rong kinh. Nhưng mọi người đừng lo lắng gì nhé vì tất cả đã có cây dừa cạn rồi. Việc của bạn chỉ cần đem lá, rễ, thân cây đem sao vàng thật thơm lên. Uống liên tục trong vòng một tuần.
c, Bài thuốc trị những vết bỏng nhẹ
Đối với những vết bỏng nhẹ, bạn chỉ cần giã nhỏ cây dừa cạn tươi và bôi chúng lên phần da đó. Sau đó, phần da bị bỏng sẽ dịu mát, giảm độ sưng phồng, ít để lại sẹo.
Có thể bạn quan tâm
Cây sống đời & ''ý nghĩa phong thủy'' của cây sống đời???
d, Bài thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp là một căn bệnh phổ biến hiện nay. Nó là một trong những bệnh gây nguy cơ tử vong cao trên thế giới.
Để đề phòng căn bệnh trên, trong dân gian đã chỉ ra cách như sau. Sự kết hợp giữa cam thảo đất, chi tử, lá đinh lăng, .. đem sao vàng và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
e, Ngăn ngừa bệnh ung thư
Có lẽ đây là bài thuốc có giá trị nhất của cây dừa cạn. Mỗi ngày pha cây xạ đen và cây dừa cạn đã phơi khô vào một bình một lít. Dùng 3 lần một ngày và đặc biệt lưu ý là nên uống sau khi ăn.
Cách trồng cây dừa cạn đơn giản tại nhà
1, Giống cây
Người ta thường trồng cây dừa cạn bằng cách gieo hạt của chúng xuống đất. Những hạt giống được chọn phải là những hạt già, mẩy, to, chắc, không bị sâu bọ ăn. Giống được chọn phải là F1 thì sau này cây mới sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.
Các giống cây trồng được mọi người quan tâm đặc biệt đến là Albus (hoa màu trắng), Grape Cooler ( màu hồng phấn),. Nhóm Ocellatus (đa màu sắc) và Peppermint Cooler (trắng với tâm đỏ).
Bạn nên chọn mua giống cây ở những cửa hàng uy tín, đảm bảo chất lượng. Để tránh tình trạng mua nhầm hoặc phải giống cây kém chất lượng.
2, Đất trồng:
Đất đai: tươi xốp, mịn, đầy đủ nắng và thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng. Nhiều cây đã được chọn lọc, để thay đổi màu sắc hoa (trắng, hoa cà, đào, đỏ tươi và đỏ cam). Và cũng để chống chịu các điều kiện trồng trọt mát hơn ở vùng ôn đới.
Đất trồng sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Nên cho vào gốc cây thêm xơ dừa đã mục, trấu, vỏ trứng,.. giúp cây lớn nhanh hơn.
3, Tưới nước
Bạn nên tưới nước cho cây một cách thường xuyên, một ngày từ 1-2 lần. Không nên tưới quá nhiều nước sẽ làm cho cây bị úng. Và cũng không nên để cây quá khô hạn sẽ ảnh hưởng đến cây trồng.
Thường xuyên tưới thêm cho cây phân bón như kali, lân, đạm..giúp cây phát triển nhanh chóng và tươi tốt hơn.
4. Ươm hạt
Bạn cần ngâm hạt trong nước ấm từ 6-7h hoặc có thể để qua một đêm. Sau đó, cho hạt vào giấy thấm nước và gói hạt lại. Thường xuyên tưới nước đầy đủ cho hạt để tránh tình trạng quá khô khiến hạt khó nảy mầm.
5. Cách trồng cây dừa cạn
Khi hạt đã này mầm, bạn sẽ thực hiện công đoạn tiếp theo là gieo hạt trên đất. Gieo hạt đều tay, không quá dày. Điều đó khiến khi lớn cây mọc chen chúc nhau không có đất để sinh sôi phát triển.
Gieo hạt xong bạn nên phủ một lớp ro mỏng lên trên bề mặt. Thường xuyên tưới nước giúp cây tăng độ ẩm và hạn chế mất nước.
Có thể bạn quan tâm
Làm giàu từ sâm Ngọc Linh
Thời điểm trồng cây thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm khi chưa có ánh nắng mặt trời. Hoặc lúc chiều tối khi ánh nắng mặt trời đã tắt. Nếu bạn trồng vào thời tiết nắng gắt sẽ làm cho cây mất nhiều nước và nhanh bị chết.
Bạn có thể đào một hốc nhỏ hoặc có thể trồng cây trên chậu. Cho cây vào và phủ lớp đất lên trên. Sau đó, ấn nhẹ phần đất xung quanh gốc cây, làm phẳng đất xung quanh gốc cây.
Khi cây đã lớn khoảng một gang tay, bạn nên cắm bên cạnh cây một cái cọc nhỏ bằng tre để cây không bị đổ khi gió to, bão lũ.
5. Các bệnh thường gặp ở cây dừa cạn
5.1: Bệnh nấm
Đây là bênh thường xuyên mắc ở cây. Khi cây bị mắc bệnh, cành cây, ngọn cây bị teo lại. Điều đó khiến cho ngọn và lá trở nên héo úa, nghẻo về một bên. Gốc cây xuất hiện màu thâm đen, màu không còn được như trước nữa.
Để một thời gian dài cây sẽ không hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng và lụi dần. Sau đó dẫn đến chết.
Để phòng trừ bệnh nấm, Bạn cần nhớ rõ một điều chính là thường xuyên cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ những cành cây bị bệnh.
Nếu bệnh đã quá nặng bạn nên tiêu hủy ngay để tránh lân lan cho các cành và cây khác xung quanh. Dùng vòi nước xịt mạnh vào các kẽ lá để rửa trôi các ổ nấm. Hoặc có thể dùng thuốc trị nấm để loại bỏ nấm ra khỏi cây.
5.2: Bệnh úng rễ
Nguyên nhân được đưa ra là do lượng nước tưới hàng ngày cho cây quá nhiều so với mức quy định. Điều đó khiến cho ở dưới gốc cây lượng nước bị ứ đọng thành một lỗ lớn.
Biểu hiện: cây nhiễm bệnh toàn bộ cây đều héo rũ, lá chuyển sang màu vàng và rụng nhiều. Cây có dấu hiệu yếu dần sau đó dẫn đến chết.
Giải pháp đưa ra khắc phục tình trạng này, bạn cần tưới nước một lượng nước phù hợp. Không quá nhiều cũng không quá ít. Khơi thông nước còn thừa, ứa đọng ở gốc cây. Thường xuyên quan tâm, để ý đến những dấu hiệu bất thường, khác lạ của cây.
Để từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp cho cây giúp cây lơn nhanh và thu được năng suất cao.
5. Thu hoạch
Cây dừa cạn trồng khoảng 1 tháng là có thể thu hoạch được. Cây mang lại năng suất rất cao, cành lá phát triển xum xuê, hoa nở quanh năm.
Trên đây là những điều mình giới thiệu cho các bạn biết về cây dừa cạn- một loại cây khá phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp các bạn sẽ trồng cây với năng suất cao.
Theo: Thu Hà