Cây thủy sinh dễ chăm sóc, phù hợp cho người mới chơi

Cây thủy sinh là loại cây cảnh vô cùng dễ trồng và chăm sóc. Nhiều loài, chỉ cần đưa vào môi trường nước, chúng đã có thể sinh trưởng mạnh mẽ. Bạn không cần phải làm gì cả, vô cùng tiện lợi.

Nếu là người yêu cây cảnh nhưng lại khá bận rộn không thể trông nom, chăm bón cho cây. Bạn hoàn toàn có thể trồng một loại thủy sinh trong bể cá hoặc dùng trang trí ở bàn. Và quan trọng hơn nó có thể phát triển quanh năm chứ không như hoa hồng 7 sắc cầu vồng.

Dưới đây là một số loại thủy sinh xinh xắn sống rất bền. Bạn nên tham khảo chọn lựa. Ngoài ra, bài viết còn trang bị nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn sở hữu chậu cây ưng ý nhất.

4 loại thủy sinh đẹp, bền, dễ chăm sóc

Cây thủy sinh có hàng trăm, hàng ngàn loại. Do đó, trước khi trồng một loại cây nào đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng một số thông tin. Cụ thể như: cây có phải bón phân, cắt tỉa không? Nước cần thay thường xuyên hay định kỳ?…

4 loại thủy sinh sau có khả năng sinh trưởng cực kỳ tốt. Cây có vẻ ngoài đáng yêu, đẹp mắt. Bạn cũng không cần phải tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để đầu tư vào nó.

  • Cây trầu bà: Ngoài ưu điểm dễ trồng, loài cây này còn giúp bạn có được môi trường sống lành mạnh. Bạn nên đặt giống thủy sinh này trên bàn làm việc. Vì nó có khả năng hút các khí độc có hại sức khỏe, giúp thanh lọc không khí hiệu quả.
  • Dây thường xuân: Được mệnh danh là loài thủy sinh sống thọ nhất thế giới, cây thường xuân sẽ không làm bạn thất vọng khi trồng nó. Với những chiếc lá xanh mướt, tươi tốt cùng phần thân, cành mềm mại, thanh tao. Thường xuân sẽ là loài thủy sinh lý tưởng giúp cho không gian nhà bạn đẹp hơn bao giờ hết.
  • Cây phát tài: Có ý nghĩa phong thủy được rất nhiều người ưa chuộng. Cây có thể trồng dưới đất nhưng lại phát triển tốt hơn khi được trồng thủy sinh. Cây mang lại may mắn về tài lộc cho gia chủ rất thích hợp dùng làm quà tặng.
  • Rong đuôi chồn: Bạn sẽ kinh ngạc với tốc độ tăng trưởng siêu khỏe của loại cây này. Chỉ cần thả vào nước nó có thể sống và “sinh đẻ” rất nhanh. Thậm chí, bạn phải để ý để cắt bỏ chúng đi vì quá rậm rạp. Nếu nhà bạn có một bể cá, bạn nên chọn rong đuôi chồn để trang trí phần trung hoặc hậu cảnh nhé.

Trồng cây thủy sinh cần chuẩn bị gì?

Cây thủy sinh

Để trồng cây thủy sinh, bạn cần chuẩn bị những vật dụng cơ bản sau:

  • Thủy sinh có nhiều loại cây. Do đó, bạn cần lựa một cây phù hợp với bản thân cũng như không gian để trồng.
  • Mua một bình thủy tinh tùy mẫu yêu thích với kích cỡ, hình dạng mà mình muốn. Chọn bình nhỏ hoặc to quá sẽ khiến chậu cây của bạn bị mất cân xứng.
  • Để trang trí và cố định cây đứng thẳng bạn cần chuẩn bị thêm đá trắng, sỏi màu. Ngoài ra, bạn có thể mua một vài món đồ nhỏ xinh để trang trí cho chậy cây sinh động hơn. Ví dụ như: tượng chú tiểu, cậu bé chăn trâu, vỏ sò, ốc…
  • Và cũng như cách trồng rau thủy canh, bạn cần chọn một số loại dung dịch dinh dưỡng kích thích cho thủy sinh phát triển. Đây được xem là mẹo để cây của bạn khỏe mạnh, tươi tốt.

Mẹo trồng thủy sinh để bàn đúng cách

Nếu như ”cách trồng hoa hồng rễ trần” rất phức tạp thì cây thủy sinh hoàn toàn ngược lại.

  • Thông thường khi mua loài cây này về nó vẫn còn được trồng trong đất. Bạn sẽ lấy cây ra khỏi đất, nếu đất nhiều nên dùng tay lấy đất ra trước. Sau đó lấy vòi nước xịt để đất tơi hoàn toàn ra khỏi rễ. Bước này bạn chú ý làm sạch rễ thật kĩ, vì như vậy khi bỏ vào bình nhìn mới sạch và đẹp.
  • Khi rễ cây đã lộ ra, lúc này bằng mắt thường dễ nhìn thấy rễ khỏe và cả những rễ có dấu hiệu hư hỏng. Bạn dùng kéo cắt những nhánh rễ hư đi. Đừng quá lo cây thủy sinh sẽ bị chết. Việc bạn cắt bớt rễ thối, hư sẽ giúp kích thích cây phát triển mạnh hơn.
  • Bước tiếp theo hãy nhẹ nhàng đặt cây vào bình. Cố gắng giữ cây đứng thẳng và dùng đá màu, sỏi để cố định cây.
  • Để cây phát triển tốt, bạn dùng nước dinh dưỡng cho cây. Đem pha với nước sạch rồi đổ vào bình.

Đó là toàn bộ quá trình trồng, chăm sóc cây để bàn. Tầm khoảng nửa tháng sau cây sẽ ra rễ mới và phát triển tươi tốt trông thấy.

Cách chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá

cây thủy sinh trong bể cá
  • Hồ cá có loài thủy sinh nên được đặt ở nơi thông thoáng. Đừng chủ quan loài cây này dễ sống mà đặt hồ ở nơi quá nắng hoặc quá tối.
  • Tùy thuộc vào lượng cá cảnh bạn nuôi trong hồ nhiều hay ít. Từ đó có lịch thay nước cho hồ đều đặn để cá và thủy sinh phát triển tốt nhất.
  • Thủy sinh đối với các loại trồng trong bể cá. Rễ của chúng dễ bị tổn thương và dẫn đến cây sẽ yếu. Bạn nên rửa nước vôi cho cây trước khi đặt vào bể để tránh các loại bệnh. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại phát triển rất rậm rạp. Người trồng cần phải cắt bỏ kịp thời để tránh cây lấn chiếm hết diện tích.

Cách trồng 1 số loại cây thủy sinh trong bể cá

  • Đối với những dòng cây thân dài, kỹ thuật trồng cây này thuộc dạng đơn giản nhất. Ta chỉ cần dùng nhíp trồng giữ lấy phần cuống thấp nhất của cây sau đó cắm xuống bể là xong.
cây thủy sinh trong bể cá
cây thủy sinh trong bể cá
  • Đối với các loại cây thân ngắn, xòe rộng, việc trồng chúng sẽ khó hơn một chút. Dùng nhíp giữ lấy một phần khóm rễ cuối cùng thấp nhất của cây. Sau đó từ từ kéo chúng xuống nền, lắc nhẹ tay cho nhíp lỏng ra rồi rút lên.
  • Kế cả đối với những cây ít rễ hơn chúng ta cũng có thể làm tương tự như vậy.
  • Đối với loại cây khó trồng hơn như cỏ trải nền. Cây rất dễ bị bung lên vì thân và rễ của chúng rất ngắn. Các bạn có thể áp dụng cách làm như những loại cây thân ngắn ở trên, chỉ cần khéo léo hơn một chút là được.
  • Thêm một loại cây cuối cùng rất quen thuộc, đó là dòng cây bò nền trân châu ngọc trai. Cây này mọc lan ra khá nhanh và rất khỏe. Bạn chỉ cần tách từng đoạn thân ra khỏi bát, không cần phải lấy đoạn thân quá dài.
  • Giữ phần gốc bằng nhíp sau đó kéo nhẹ xuống nền là xong. Rễ của chúng sẽ từ từ bám lan ra cả bể, giữ chắc cho cây. Vì phần rễ của chũng rất mỏng và ngắn nên ta cần cẩn thận hơn một chút.

Cây thủy sinh phần lớn các loài đều dễ sống và nuôi dưỡng. Vì vậy, ai cũng có thể trồng và chiêm ngưỡng vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của chúng. Trên đây là một số mẹo, kinh nghiệm để mọi người trồng thủy sinh đúng kỹ thuật, phát triển khỏe mạnh. Hy vọng bạn sẽ “bỏ túi” và áp dụng những kiến thức hữu ích này khi cần nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận