Hoa hồng nhung là cái tên quen thuộc nhưng luôn hot trong cộng đồng người chơi hoa. Nếu bạn là người yêu cây cảnh thì đừng nên bỏ qua bài viết này.
Đặc điểm, ý nghĩa của hoa hồng nhung
Đặc điểm
– Hồng nhung thuộc họ hồng truyền thống của Việt Nam. Hoa có tên khoa học là Rosa sp nằm trong hàng trăm giống hồng trên Thế Giới.
– Là loài thực vật thuộc loại cây thân gỗ, dạng bụi thấp, sống lâu năm. Cây có thể đạt tới chiều cao là 1,7m nếu được chăm sóc tốt.
– Trên cây phân hóa nhiều cành nhánh với nhiều gai nhọn, gai càng ở gốc càng cong. Rễ hồng dạng chùm có xu hướng mở rộng theo chiều ngang.
– Hồng có lá kép dạng lông chim, mỗi lá kép có 3 – 9 lá chét. Phân theo nhóm giống mà lá có màu xanh nhạt hay xanh thẫm.
– Hoa thường chỉ có một bông trên cuống dài. Cuống hoa cứng chắc với màu đài hoa màu xanh đậm và bóng.
– Nụ hoa mập khỏe, đầy sức sống. Bông hồng nhung có màu đỏ thẫm, cánh hoa dày, đường kính bông hoa từ 4 – 12cm. Số lượng các cánh của hoa đạt khoảng 20 – 50 lớp.
Có thể bạn quan tâm
Hồng Red Eden – Loài hoa đắt nhất trên thế giới
– Hoa thuộc loại lưỡng tính là chứa cả nhị đực và nhị cái trên cùng một hoa. Xung quanh vòi nhụy có các nhị đực liên kết với nhau.
– Quả hồng hình trái xoan được ôm gọn bởi các cánh dài. Hạt hoa nhỏ, bề mặt có lông, vỏ hạt dày nên khả năng nảy mầm kém.
Ý nghĩa
Không chỉ mang vẻ đẹp kiêu sa, quyến rũ và sang trọng hoa còn mang nhiều ý nghĩa.
– Hoa hồng nhung là biểu tượng cho một tình yêu say đắm và nồng nhiệt, bất diệt.
– Loài hoa đẹp và ấn tượng được chọn để trang trí, quà tặng, làm hoa cưới.
Kỹ thuật trồng
Kỹ thuật trồng
Hoa hồng thuộc cây lâu năm có thể trồng quanh năm và cho hoa thường xuyên. Người trồng hoa phải nắm rõ kỹ thuật trồng và đúng yêu cầu sinh trưởng của cây.
– Chọn hướng nắng:
Nên chọn hướng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên.
– Đất trồng:
Trên nhiều loại đất khác nhau, cây hồng nhung vẫn có thể phát triển được. Song, muốn cây cho nhiều hoa, cành sum suê thì nên trồng đất tơi xốp. Để có loại đất trồng này thì bạn có thể mua đất sẵn, hoặc trộn đất với phân chuồng hoai mục. Không nên xử lý mầm bệnh trong đất bằng cách bón lót bằng vôi. Trước khi trồng nên phơi ải đất 7 – 10 ngày.
– Cách trồng chi tiết
+ Nếu trồng cây rễ trần nên ngâm trong nước vài giờ trước khi trồng. Nếu trồng cây mua trong chậu thì người trồng cần tưới nước kỹ trước khi làm luống.
Có thể bạn quan tâm
Cách tạo màu hoa hồng cầu vồng đơn giản, lên màu đẹp sau 5 phút
+ Khi trồng cho một lớp than hoa rồi một lớp xơ dừa ở dưới tạo độ thoáng, thoáng nước cho cây.
+ Sau khi trồng có thể bón thêm thuốc kích thích rễ. Lần tưới nước đầu tiên thật đẫm rồi khoảng vài tuần đất khô rồi tưới tiếp. Nếu đất quá ẩm sẽ làm gốc cây bị úng, không ra rễ.
Cách chăm sóc và phòng sâu bệnh
– Nước:
Nước là một trong những yếu tố quan trọng để cây có thể phát triển và sinh trưởng tốt. Tùy vào điều kiện trồng mà lượng nước tưới cho cây sẽ khác nhau. Tưới 2 ngày một lần nếu cây được trồng trong vườn. Nếu như cây được trồng trong chậu thì cần tưới nước cho cây mỗi ngày. Thời gian tưới nên vào buổi sáng hoặc chiều mát.
– Cắt tỉa:
Nên cắt các cành già, cành yếu, các cành có hiện tượng sâu bệnh hại. Đây là cách giúp các cành khác có đủ dinh dưỡng để phát triển. Hơn thế còn tạo cơ hội cho các mầm ngọn ra nhiều.
– Phân bón:
Nhiều chuyên gia nhận định màu sắc của hoa tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Phân bón là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển và ra hoa của cây. Các bạn có thể bón các loại phân hữu cơ hoặc phân hóa học như NPK, kali,… Khi cây ra lá non hãy bón phân DAP hoặc phân NPK quanh gốc.
– Sâu bệnh:
Trong quá trình chăm sóc hoa hồng nhung phải thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh. Bệnh nấm cây là bệnh hay gặp nhất ở hoa, chúng phát triển nhanh và hút hết chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn có các loài như ốc sên, sâu ăn lá, nhện cũng có thể gây hại cho cây. Cần có các cách phòng và trị kịp thời để cây có thể phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm
Hoa hồng Jubilee - Loài hoa nhiều tai tiếng nhất hành tinh!
Hoài Thương