Cây sâm đất mọc hoang khá nhiều trong các khu vườn. Có nhiều người không biết cây này cũng như chưa biết về tác dụng và cách dùng giống như một nguồn rau sạch hàng ngày. Trong bài viết này bachthao.net sẽ chia sẻ với các bạn những công dụng hữu ích của cây sâm đất.
Vài nét về cây sâm đất
Cây sâm đất có tên gọi thực vật là Talinum triangulare, có thể coi là một loại rau ăn lá thuộc họ Portulacea. Nó có nguồn gốc từ Tây Phi trước khi lan sang các khu vực khác trên thế giới như Châu Á và Nam Mỹ.
Rễ phình to và nhiều thịt. Thân mọng nước, hơi hóa gỗ ở gốc. Lá mọc đối, hình mác hình trứng, phẳng, bóng và có màu xanh sáng. Hoa ở đầu chuỳ, nhỏ và có màu hồng. Quả là một quả nang hình cầu, bóng, màu đỏ sẫm, đường kính 3 đến 5 mm, nhiều hạt.
Cây sâm đất thuộc kiểu thân thảo lâu năm, thường thì thân của nó nhô cao trên mặt đất. Cây mọc từ hạt. Sâm đất còn được gọi là “water leaf” có nghĩa là “lá nước”.
Cho thấy rằng loại rau lá xanh này có hàm lượng nước cao khoảng 90,8 g trên 100 gam lá. Lá có chất nhầy khi cắt hoặc vo nát. Và tính nhầy của sâm đất là do chứa lượng pectin cao. Lá cây cũng được khuyến khích dùng cho chế độ ăn giàu chất xơ.
Cây sâm đất phát triển tốt trong mùa mưa hoặc những vùng đất ẩm nhưng vẫn có thể chống chịu được điều kiện thời tiết khô hạn. Bản chất chịu hạn của loại cây này là do nó có xu hướng mô phỏng con đường chuyển hóa axit crassulacean (CAM).
Đó là một con đường cố định các-bon được phát hiện ra trong một số loài thực vật điển hình như sâm đất để thích nghi với điều kiện thời tiết khô hạn.
Thực vật áp dụng chu trình chuyển hóa như trên đầy đủ có xu hướng đóng khí khổng trong lá vào ban ngày để giảm thiểu sự thoát hơi nước. Tuy nhiên, khí khổng mở ra vào ban đêm để hấp thụ carbon dioxide (CO2).
Do khả năng CAM của cây sâm đất, nó có khả sống sót trong điều kiện khô cằn bằng cách giữ nước ở thân và lá đồng thời hấp thụ carbon dioxide vào ban đêm.
Giá trị dinh dưỡng của sâm đất
Người ta đã xác định giá trị dinh dưỡng của cây sâm đất qua các nghiên cứu hóa thực vật sơ bộ trên loại này. Nghiên cứu cho thấy rằng nó là một nguồn giàu vitamin C, vitamin E, axit béo Omega -3, canxi, magiê, chất xơ hòa tan (pectin), kali, β-carotene, protein và chất xơ.
Có thể bạn quan tâm
15+ lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cây Chua Me Đất
Hơn nữa, nước ép từ lá sâm đất là một nguồn giàu protein thô (22,1%), chất xơ thô (11,12%) và tro (33,98%). Tất cả các vitamin và khoáng chất này góp phần tạo nên giá trị chống oxy hóa cao của cây.
Công dụng cây sâm đất
Toàn cây cây sâm đất (cả rễ) đều được dùng trong đông y. Đắp hỗn hợp lá rửa sạch, giã nát để điều trị các bệnh ngoài da như lở ngứa, mụn nhọt.
Và sâm đất cũng được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa các vấn đề tiêu hóa,… Giúp giải độc cho gan, điều trị các bệnh về thận, bàng quang.
Tri thức bản địa cây sâm đất
Trong y học cổ truyền đông Á, nó được sử dụng như một loại thuốc bổ, dùng cho cả phụ nữ trong thời kỳ sinh sản. Rễ phơi khô, nấu như trà để uống.
Dùng để điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, dùng trong các trường hợp ho, tiêu chảy, suy nhược cơ thể.
Ở Trung Quốc, cây được trồng làm dược liệu, hỗ trợ tiêu hóa, làm ấm phổi.
Ở Indo, cây sâm đất được dùng cho các vấn đề gan và thận.
Ở Brazil, cây được dùng để điều trị các chứng viêm.
Dùng để chữa nước tiểu có mùi hôi, rối loạn tiêu hóa, suy nhược toàn thân. Lá dùng tại chỗ trong điều trị phù nề, viêm da, trầy xước nhỏ, vết cắt, vết xước. Nước sắc rễ dùng cho người suy sinh dưỡng, viêm khớp, viêm bao tử, viêm phổi.
Xuất hiện khá phổ biến trong các công thức thảo dược của Thái Lan để tăng cường sinh lực. Điều trị bệnh tiểu đường, các vấn đề viêm nhiễm ở da. Các vấn đề về đường tiêu hóa và suy nhược chung. Kích thích tăng tiết sữa và phục hồi chức năng tử cung sau sinh.
Cây cũng có tác dụng chữa đau đầu. Rễ dùng chữa liệt dương. Nước ép lá để chữa ung nhọt, tăng cảm giác thèm ăn.
Lợi ích xứng đáng của cây sâm đất (Talinum triangulare)
Một số nghiên cứu thuyết phục đã được thực hiện trên cây sâm đất để chứng minh lợi ích dinh dưỡng, dược liệu và điều trị.
Mục đích ẩm thực
Tại Việt Nam
Cách sử dụng và chế biến sâm đất làm đồ ăn ở Việt Nam rất đơn giản. Lá cây thường được chế biến thành các đồ luộc, nấu canh (tôm), xào với tỏi.
Lá cây mọng nước và nhầy giống kiểu lá mồng tơi.
Tại nước ngoài
Cây sâm đất là một loại rau rất bổ dưỡng. Được sử dụng trong một số món ăn, để chế biến các loại món ăn như súp, món hầm, nước sốt, pizza, súp rau. Là một sự bổ sung tuyệt vời cho món salad và bánh mỳ.
Để chế biến món canh rau, người ta thường kết hợp các chồi và lá non của cây sâm đất với lá rau đay. Loại súp rau này là một loại súp phổ biến trong các cộng đồng thổ dân.
Có thể bạn quan tâm
Cây vối có tác dụng gì? 5 công dụng nổi bật
Nước sốt lá cũng có thể được ăn kèm với khoai lang và khoai tây. Cho dù chế biến món ăn từ lá sâm đất theo cách nào. Hãy luôn nhớ không nấu quá chín để tránh làm mất hàm lượng vitamin và khoáng chất trong lá. Bên cạnh đó, nấu quá chín sẽ phá hủy hầu hết tất cả các chất oxalat hòa tan có trong cây.
Đặc tính dược liệu
Qua phân tích hóa thực vật của cây sâm đất để xác định các đặc tính y học của nó. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cây sâm đất là một nguồn dồi dào. Chứa các chất thuộc nhóm tannin, ancaloid, saponin và flavonoid.
Điều này cho thấy những lợi ích tiềm năng về dược phẩm và cả trong việc sử dụng làm thực phẩm. Kết quả cũng cho thấy lá có chứa một tỷ lệ hợp lý các hợp chất hoạt tính sinh học cần thiết để ngăn ngừa và điều trị các bệnh khác nhau.
Đặc tính chống oxy hóa
Trong một thí nghiệm để xác định các đặc tính chống oxy hóa của cây sâm đất. Đã đánh giá hoạt động chống oxy hóa và bảo vệ gan từ loại cây này. Các thử nghiệm in vitro của cây sâm đất cho thấy có nhiều mức độ hoạt động chống oxy hóa khác nhau phụ thuộc vào liều lượng.
Sâm đất cho thấy hoạt động ngăn oxy hóa tương đối mạnh. Kết quả chứng tỏ rằng lá nước có chứa chất ngăn oxy hóa cao.
Hỗ trợ và điều trị bệnh gan
Lá sâm đất đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về gan bằng cách làm giảm nồng độ của các enzym trong máu. Các bệnh về gan vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới.
Tác động chiết xuất methanol của cây sâm đất đã được kiểm chứng ở gan và máu. Kết quả phân tích thực vật cho thấy lá cây là một nguồn giàu hợp chất có hoạt tính sinh học.
Thử nghiệm enzym chức năng gan cũng cho thấy tác dụng ức chế tổn thương oxy hóa trong tế bào gan phụ thuộc vào liều lượng bằng cách sử dụng các chiết xuất methanol của sâm đất. Chứng tỏ rằng lá sâm đất cần thiết để hỗ trợ gan và tăng cường sức khỏe toàn bộ cơ thể.
Khuyến cáo cho phụ nữ mang thai
Rau sâm đất được khuyến cáo rằng nên là một phần của chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai. Vì loại rau này giúp ngăn ngừa thiếu máu cũng như bổ sung lượng máu. Điều này là do cây có khả năng loại bỏ bilirubin khỏi máu. Giúp các tế bào hồng cầu tồn tại lâu hơn và được cơ thể sử dụng hiệu quả.
Tăng cường chức năng não
Sâm đất có xu hướng trong việc ức chế stress oxy hóa, do đó ngăn ngừa tổn thương tế bào thần kinh. Các nhà nghiên cứu này khuyến nghị cần bổ sung sâm đất thường xuyên. Vì nó hỗ trợ các tế bào thần kinh của não và tăng cường hoạt động của não.
Có thể bạn quan tâm
Bí quyết chữa triệt để bệnh mất ngủ
Hỗ trợ tiêu hóa
Do trong sâm đất có nhiều chất xơ, loại rau lá xanh này rất được khuyến khích sử dụng hàng ngày để giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Tiêu hóa thức ăn hợp lý là điều cần thiết để ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, đầy hơi và hội chứng ruột kích thích.
Tác dụng nhuận tràng và chất xơ hòa tan có trong sâm đất khiến nó hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ. Vì vậy, nếu bạn muốn điều trị bất kỳ rối loạn nào về tiêu hóa và phục hồi cơ thể về trạng thái bình thường, hãy dùng thử sâm đất.
Điều chỉnh mức đường huyết
Sâm đất cũng rất hữu ích để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Hàm lượng cao một số chất của loại rau này giúp làm chậm thời gian tiêu hóa và chuyển hóa tinh bột thành đường đơn. Đây là điều cần thiết để kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Điều chỉnh mức cholesterol
Do hàm lượng chất xơ cao của sâm đất, các chuyên gia đã chỉ ra rằng loại rau này rất cần thiết để điều chỉnh mức cholesterol. Điều này là do chất xơ trong sâm đất làm giảm sự hấp thụ cholesterol từ ruột. Do đó bảo vệ cơ thể khỏi bất kỳ bệnh tật nào liên quan đến cholesterol xấu trong cơ thể.
Ngăn ngừa ung thư
Các thử nghiệm cho thấy cây sâm đất chứa các chất thích hợp để ngăn ngừa sự khởi phát của ung thư và sự tăng sinh của khối u.
Quản lý bệnh tim mạch
Cây sâm đất có thể hữu ích để ngăn ngừa sự khởi sinh của các bệnh tim mạch như đột quỵ
Quản lý cân nặng
Một lượng lớn chất xơ trong sâm đất được bổ sung trong chế độ ăn uống, do đó giảm thiểu việc tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột. Điều này giúp ngăn ngừa béo phì và dư thừa trọng lượng cơ thể.
Thức ăn cho gia cầm
Sâm đất cũng là nguồn rau tự nhiên có thể sử dụng để bổ sung vào thức ăn hàng ngày cho gia cầm. Sâm đất là thức ăn bổ sung protein lý tưởng cho gà thịt, đặc biệt là đối với gà thịt xuất chuồng mà không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đến năng suất và chất lượng của chúng.
Sâm đất có những tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe. Mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về công dụng và tính năng của loài cây này. Biết thêm về một loại cây hữu dụng trong vườn nhà, để không cắt bỏ mỗi khi làm cỏ.
Bachthao xin cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết và chúc các bạn nhiều sức khỏe.
Theo: Thủy Tiên