Rau muống từ lâu đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Đây là loại rau dễ ăn nhất, dễ trồng nhất trong tất cả các loại rau. Thường những người kén ăn vẫn có thể ăn được loại rau này vì nó có hương vị rất thơm ngon và có vị thanh mát.
Loại rau này được trồng phổ biến ở mọi nơi, điều kiện khí hậu và đất ẩm. Sinh trưởng tốt nhất trong mùa mưa.
Là loại thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày, nhưng có những điều có thể bạn chưa biết. Cây sinh trưởng như thế nào, có những công dụng gì. Hãy cùng bachthao.net tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Đặc điểm cây rau muống
Rau muống là loài cây sống được ở cả trong nước hoặc trồng trên đất. Thân có 2 loại đó là rau muống thân xanh và rau muống thân đỏ. Tuy nhiên rau thân xanh được ưa chuộng hơn bởi màu sắc của rau khi nấu.
Bên trong thân rỗng, khoảng 5cm thì sẽ có một đốt cây. Ở những đốt cây này rễ có thể mọc và ra một nhánh cây rau muống mới. Rễ cây thuộc họ rễ chùm mọc ra từ gốc và những đốt trên thân.
Rau muống có khả năng vươn dài nhờ những ngọn cái. Lá rau có màu xanh thường có hình nón nhưng tùy một số loại rau lá có thể dài và hẹp hơn. Qủa của cây hơi có hình bầu dục nhỏ như hạt đỗ. Trong mỗi quả chứa 4 hạt có lông màu nâu nhạt.
Hoa rau muống cũng có 2 loại là hoa màu trắng và hoa màu tím nhạt. Thân rau màu xanh thì hoa sẽ màu trắng, thân rau màu đỏ hoa sẽ có màu tím nhạt. Hoa có hình loa kèn, nhụy hoa có bột phấn.
Phân loại
Dựa theo màu sắc
Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Từ hình thái, màu sắc mà người ta chia rau muống thành hai loại: rau muống đỏ và rau muống trắng. Cách phân loại như vậy là do đặc điểm màu sắc của cây. Rau muống đỏ có thân màu đỏ nhẹ, rau muống trắng có thân màu xanh.
Cả 2 loại rau muống này đều có thể sống ở trên cạn và nước. Rau muống đỏ thường mọc hoang và có sức sống mạnh hơn rau muống trắng. Rau muống trắng thường được trồng chăm sóc để đảm bảo độ non của rau.
Dựa theo đặc điểm giống cây
Phân loại theo giống cây có rau muống hạt, rau muống biển …Sở dĩ được gọi là rau muống hạt vì loại rau này thường được trồng từ hạt, lá dài nhọn. Rau muống biển là loại rau mọc ở vùng biển nước mặn.
Thành phần dinh dưỡng
Tại sao rau muống lại trở thành một loại thực phẩm phổ biến trong bữa cơm Việt? Điều đó là do trong loại rau này có hàm lượng chất dinh dưỡng mà con người cần cho hoạt động sống hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm
Cây Lạc Tiên - Thần dược với nhiều tác dụng bất ngờ
Nhắc đến rau xanh thì điều đầu tiên mà thành phần dinh dưỡng có trong rau là chất xơ, vitamin. Các loại vitamin có trong rau như vitamin C, B1, B2. Ngoài ra, trong rau muống còn có thêm các dưỡng chất như caroten, gluxit, protit rất tốt cho sức khỏe.
Không những thế trong rau còn chứa cả các loại muối khoáng như canxi, photpho, sắt và chất nhầy. Chất nhầy có trong rau rất tốt cho những người có bệnh về khô khớp.
Bộ phận sử dụng của cây
Bộ phận sử dụng của cây rau muống thường là phần ngọn bởi bộ phận này non dễ ăn. Tuy nhiên phần thân già của cây cũng được người nông dân Việt Nam tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc gia cầm.
Khi rau đã ra hoa và quả thì chúng ta không nên dùng bởi vào giai đoạn này cây già ăn sẽ có vị đắng và chát.
Cách trồng rau muống
Nhắc đến rau muống có thể khẳng định một câu “ngon bổ rẻ”. Rau muống có giá thành khá rẻ bởi đặc tính dễ trồng. Cây có thể trồng trong chậu, ngoài vườn hoặc dưới nước đều được với nhiều cách trồng khác nhau.
Hôm nay bachthao.net sẽ hướng dẫn bạn các cách trồng rau muống đơn giản và hiệu trồng rau từ hạt giống và thân
Trồng bằng hạt
Trồng rau bằng phương pháp này thường được áp dụng phổ biến với rau muống hạt.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Hạt giống rau muống
Đất: đất trồng rau muống cần có thành phần dinh dưỡng cao, đảm bảo đủ độ ẩm để khi gieo hạt cây có thể nảy mầm. Có thể trộn đất với phân chuồng đã ủ hoai mục và trấu để giữ được độ ẩm cho đất.
Cuốc, nước tưới
Cách tiến hành
Rải một lớp phân chuồng đã ủ hoai mục lên đất và thêm ít trấu. Cuốc đều lên cho các thành phần này trộn đều vào nhau và giúp cho đất tơi xốp. Chúng ta chỉ cần cuốc tơi khoảng 20cm bề sâu của đất, vì rau rễ chùm không mọc ăn sâu vào lòng đất.
Rải lớp hạt giống lên trên mặt đất, khoảng cách mỗi hạt khoảng 5 cm rồi tưới nước. Mỗi ngày có thể tưới từ 1 đến 2 lần sáng và chiều tối. Rau muống ươm từ hạt cũng lên rất nhanh do vậy sau khoảng 2 tuần là đã có thể thu hoạch.
Cách trồng từ hạt này thường được trồng trên đất ít được trồng dưới nước. Vì gió sẽ làm cho hạt giống dồn vào một góc khi đó sẽ làm cây mọc chen chúc 1 vị trí.
Trồng rau muống từ thân
Đây là cách trồng phổ biến nhất thường được các nhà nông áp dụng. Cách trồng này cho năng suất và hiệu quả không kém gì so với cách trồng từ hạt mà lại tiết kiệm chi phí. Hãy cùng bachthao.net tìm hiểu nhé.
Chuẩn bị
Phần thân: có thể tận dụng những phần thân già hoặc những phần thân mà ta nhặt bỏ đi khi nhặt rau
Có thể bạn quan tâm
Rau sam là rau gì? Một số công dụng "tuyệt vời" của rau sam
Cách thực hiện
Môi trường trồng:
Có thể trồng rau với phương pháp này trên cạn hoặc dưới nước đều được. Cách trồng bằng phương pháp này rất đơn giản, mọi người chỉ cần cắm những cuống rau đã chuẩn bị xuống đất là được.
Trồng bằng phương pháp này sau khoảng độ 1 tuần là cây bắt đầu ra ngọn. Đây là phương pháp nhanh mà hiệu quả, mọi người nên trồng theo cách này.
Thời vụ trồng
Loại rau này được trồng quanh năm tuy nhiên vào mùa đông rau khó lên và ăn hay chát. Vì vậy khi trồng rau chúng ta chỉ nên trồng vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Vào mùa đông thì nên trồng rau muống hạt ăn sẽ không bị chát.
Lưu ý không để sâu, nhất là các loại ốc như ốc sên, ốc bươu vàng làm hại rau muống, và không để rau bị thối rễ bằng cách điều khiển lượng nước tưới cho cây
Tác dụng của rau muống
Thực phẩm
Món rau luộc
Rau muống là loại rau phổ biến nhất trong bữa cơm gia đình Việt. Rau có thể làm nguyên liệu của rất nhiều món ăn và là thành phần chính của mâm cơm. Các món ăn có thể chế biến từ rau như nộm rau muống, rau xào, rau luộc,…
Rau muống luộc là món rau được ưa chuộng trong những ngày hè. Những ngày hè oi nóng, chúng ta cảm thấy chán ngán với những món ăn nhiều dầu mỡ. Thì món rau này là một giải pháp thích hợp cho những ngày này.
Nước ta rất phổ biến với món nước canh rau muống thêm vài quả sấu để tạo chút độ chua sẽ tạo cảm giác thèm ăn hơn. Chúng ta cũng có thể thay sấu bằng chanh vào những khi không có sấu.
Món rau xào
Các món xào thì cần phải lưu ý nhặt bỏ hết phần lá rau chỉ giữ lại phần ngọn. Lí do là bởi khi xào lá và thân có độ chín khác nhau, phần thân chín lâu hơn, nếu xào cả lá thì phần lá sẽ bị choẹt. Xào phần ngọn cũng làm tăng độ giòn của món ăn.
Tác dụng của rau muống: chữa bệnh
Không chỉ là thực phẩm cho mỗi bữa ăn mà rau còn có rất nhiều công dụng khác. Vậy đó là những công dụng gì hãy cùng bachthao.net đi tìm hiểu ngay thôi nào.
Tiểu đường
Điểm khác biệt giữa rau muống đỏ với rau muống trắng là rau màu trắng có chứa chất giống insulin. Do vậy người bị bênh tiểu đường nên ăn nhiều rau này sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.
Thanh nhiệt lưu huyết, thông đại tiểu tiện
Theo đông y, loại rau này có vị ngọt tính hàn khi nấu chín giảm bớt tính hàn. Khi ăn thành phần dinh dưỡng trong rau sẽ đi vào kinh tâm, gan, tiểu trường, đại trường. Nó có tác dụng thanh nhiệt lưu huyết, thông đại tiểu tiện lợi thủy giải độc.
Khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, hoặc độc do côn trùng như rắn, rết. Việc ăn rau sẽ giúp giải trừ những độc tố này.
Có thể bạn quan tâm
Tác dụng ''tuyệt vời'' trà hoa cúc mà không phải ai cũng biết
Giảm cholesterol
Hàm lượng cholesterol trong máu ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch là yếu tố quyết định bệnh tiểu đường. Rau muống có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Vì vậy phải thường xuyên ăn rau để ngăn ngừa nguy cơ mắc bênh tiểu đường.
Theo một số nghiên cứu rau muống còn có thể hạn chế được triglycosay chỉ số mỡ máu một cách đáng kể
Điều trị vàng da và các vấn đề về gan
Theo y học cổ truyền Ấn Độ rau muống có tác dụng điều trị vàng da và các vấn đề về gan. Rau muống có chất chống lại các hóa chất có hại và chứa nhiều enzym. Nhờ thành phần này giúp hỗ trợ quá trình OXH thậm trí loại bỏ những gốc tự do không tốt.
Điều trị thiếu máu:
Nhờ hàm lượng sắt cao có trong rau muống mà rau có tác dụng bổ máu. Vì vậy những người thiếu máu hay phụ nữ sau sinh nên thường xuyên ăn rau này.
Điều trị táo bón
Là một loại rau xanh nên rau có chứa hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ giúp hỗ trờ tiêu hóa ngoài ra rau còn có thể dùng để điều trị bệnh nhiễm giun đường ruột.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Tỉ lệ người dân mắc bệnh đái tháo đường hiện nay đang tăng nhanh do thói quen ăn nhiều đồ ngọt…Do vậy nên bổ sung nhiều rau muống bởi trong rau có chứa chất chống ngăn bệnh đái tháo đường.
Bảo vệ tim
Nhờ hàm lượng vitamin A,C, beta-caroten tốt cho tim mạch, chống oxi hóa cholesterol. Hạn chế gốc tự do pholet giúp chuyển đổi gốc tự do chất tiềm ẩn gây đau tim, đột quỵ.
Ngăn ngừa ung thư
Rau muống chứa nhiều hợp chất chống oxi hóa. Các chất chống OXH sẽ giúp loại bỏ gốc tự do. Các gốc tự do được loại bỏ tạo môi trường tốt cho tế bào tự nhiên là tiền đề phòng chống ung thư.
Bổ mắt
Trong rau có chứa vitamin A, carotenoid những chất tốt cho mắt. Rau muống còn có khả năng giúp tăng nồng độ glutathione giúp ngăn ngừa đục thể tinh thể.
Ngoài ra rau còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, an thần giúp ngủ ngon
Lưu ý
Những tác dụng của rau muống là không thể phủ nhận tuy nhiên những trường hợp sau không nên ăn.
Người bị viêm nhức, gút, đau nhức xương khớp, viêm nhiễm đường tiết liệu do sỏi thận, huyết áp cao.
Người đang có vết thương mụn nhọt ăn rau này nhiều sẽ gây ra sẹo lồi. Lưu ý khi sử dụng khi đang có sẹo, cần tham khảo tư vấn của bác sỹ trước khi sử dụng.
Luộc rau chưa kĩ có nguy cơ mắc bệnh sán.
Trên đây là những điều mà bachthao.net muốn chia sẻ tới mọi người. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được các bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bạn thân và gia đình.
Hãy theo dõi kênh để cập nhật những tin tức mới nhất, bổ ích và hấp dẫn nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ bachthao.net
Theo: Lê Chi