Như chúng ta đã biết Việt Nam là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản phong phú. Cùng với điều kiện khí hậu lí tưởng thích hợp phát triển rất nhiều loại nấm quý.
Ví dụ như: Nấm linh chi, nấm hương, nấm chân gà, nấm kim,… Trong bài viết này Bachthao.net muốn gửi đến bạn đọc những hiểu biết công dụng thần kì của nấm mối.Đó là loại nấm quen thuộc hầu hết ai trong chúng ta cũng từng gặp và biết đến.
Nhìn hình ảnh nấm mối ai cũng nghĩ đây là một loại nấm bình thường và rất dễ nhầm lẫn với những loại nấm dại khác. Ít ai có thể ngờ rằng trong nấm mối có những chất như một loại thuốc quý có thể chữa rất nhiều bệnh.
Bên cạnh đó nấm có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Tại sao nấm lại có tên là nấm mối ???
Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là vì nấm mối trong tự nhiên chỉ mọc ở những vùng đất có nhiều mối sinh sống. Điều kiện mưa ẩm là điều kiện thuận lợi để nấm mối phát triển tốt. Có một điều đặc biệt là nấm mối phát triển từ nước bọt của con mối khi trời mưa.
Nấm phát triển tốt vào mùa mưa khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Nấm mối tuy ưa ẩm nhưng thường mọc ở những nơi đất cao, bởi mối không thể làm tổ ở những nơi đất thấp và quá ẩm ướt.
Ngoài ra nấm mối cũng khó nhận biết bởi nó có đặc điểm hình thái khá là giống với một số loại nấm độc khác. Nên đây cũng chính là đặc điểm nhận biết của chúng.
Muốn biết chính xác xem chúng có phải là nấm mối hay không thì ta có thể đào xung quanh gốc nấm xem có tổ mối nào không.
Giới thiệu chung về cây nấm mối tự nhiên.
Nấm mối có tên khoa học là Macrolepiota albuminosa hay có tên khác là Termitomyces albuminosus.
Khi phân loại nấm ta có thể chia làm hai loại chính:
- Nấm mối trắng (nấm tự nhiên)
- Nấm mối đen
Đặc điểm nấm mối:
Hình dáng nấm khá giống nấm tre nhưng màu sắc khác nhau màu nấm mối thường ngả về màu nâu giống màu của đất.
Kích thước nấm khá bé khoảng tầm nhỉnh hơn hoặc to bằng ngón tay cái của người trưởng thành.
Nấm mối có thân hình trụ, màu trắng nõn hoặc hơi ngả đục một chút phần trên hơi phình to hơn so với phần dưới.
Có thể bạn quan tâm
Quả Nhót & 8 công dụng chữa bệnh cho con người
Mũ nấm khi chưa mở hết thì như ô dù cụp có màu nâu hơi xám (lúc này các chất dinh dưỡng trong nấm cao). Khi có ánh sáng chiếu vào nấm xòe to hơn như một cái ô có mầu nâu nhạt hơn và ngả sang màu trắng.
Gốc nấm ngả màu vàng nâu.
Công dụng của nấm mối.
Nấm mối có tác dụng giải độc gan
Trong nấm mối có chứa chứa các hợp chất có tác dụng làm giảm nồng độ các chất Thioacetamid, cacbon tetrachlorid và pred-nisone ở trong gan. Giúp gan hoạt động bình thường.
Bên cạnh, người có men gan cao dùng nấm mối có tác dụng tăng hàm lượng glucogen và hạ men gan tốt.
Nấm mối có tác dụng điều hòa kinh nguyệt tốt
Việc rối loạn kinh nguyệt từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh với các chị em phụ nữ. Sử dụng nấm mối đúng cách với liều lượng phù hợp có tác dụng bồi bổ và điều hòa hệ kinh nguyệt rất tốt.
Món cháo nấm được chế biến từ nấm mối có tác dụng giảm đau hiệu quả đối với những cơn đau bụng âm ỉ, kéo dài của các chị em.
Tác dụng tăng sức đề kháng.
Nhờ hoạt chất Polysaccaride _ là một hoạt chất có tác dụng trì hoãn sự lão hóa theo cơ chế tăng cường và điều chỉnh chức năng của hệ miễn dịch. Nhờ hoạt chất còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của tế bào Lympho B và Lympho T. Do đó sức đề kháng của cơ thể được tăng cường.
Tác dụng của nấm mối phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư.
Interferon là một nhóm protein trong cơ thể người được tạo ra từ các tế bào trong hệ miễn dịch. Có tác dụng chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn,… và các tác nhân gây ung thư.
Hoạt chất có trong nấm mối có tác dụng bất hoạt nhóm protein Interferon => Ức chế quá trình hình thành và phát triển của tác tế bào ung thư => Giúp cơ thể tạo ra các đáp ứng chống lại căn bệnh ung thư quái ác.
Nấm mối có tác dụng phòng ngừa được bệnh : ung thư vòm họng, ung thư gan và phổi, ung thư thận,… và đặc biệt là ung thư vú.
Theo một số nghiên cứu được tiến hành trên 1475 bệnh nhân nữ trong 2 tháng cho thấy một kết luận rằng: ” Tỷ lệ thành công cho việc điều trị ung thư vú và bệnh béo phì bằng nấm mối là 92,45%”.
Phụ nữ từ sau độ tuổi 28, thì nên bổ sung các món ăn từ nấm mối vào khẩu phần ăn của mình. Bởi nấm mối có chứa các chất như calci, sắt , photpho, protein,…. có tác dụng bổ máu, tăng sự dẻo dai, giải độc gan, chống lão hóa, có nhiều công dụng trong việc làm đẹp da…
Tác dụng quan trọng nhất nhất là ngăn ngừa bệnh ung thư vú ở phụ nữ trong độ tuổi này rất dễ gặp.
Tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
Theo thống kê của tổ chức y tế, tế lệ người Việt Nam mắc các bệnh về đường ruột như: viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…
Có thể bạn quan tâm
Chữa bệnh ra mồ hôi tay chân
Với các biểu hiện đau dạ dày, đau bụng âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tâm lí của người bệnh giảm sút. Chất lượng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng theo.
Để giải quyết vấn đề này ta có thể kết hợp cả đông y và tây y. Nhưng không mang lại hiệu quả cao bởi một số tác dụng phụ mà thuốc mang lại như ợ chua, đầy hơi, cơ thể khó chịu mệt mỏi,…
Lúc này việc sử dụng nấm mối như một vị thuốc hiệu quả có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa. Giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả, cải thiện tình trạng mệt mỏi, căng thẳng,…
=> Chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Công dụng chống lão hóa.
Sử dụng nấm mối trong bữa ăn hàng ngày có công dụng cân bằng lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể, loại bỏ các chất có hại. Nhờ vậy mà nấm mối có công dụng kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa sự lão hóa giúp cho làn da được căng mịn và tràn đầy sức sống.
Nấm mối được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp bào chế thuốc và mỹ phẩm
Ngành y học đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của cây nấm này và có nhiều phát hiện về công dụng của nấm mối đối với sức khỏe và làm đẹp.
Nhật Bản đã nghiên cứu loại nấm quý này và thành công cho ra thị trường các loại kem chống nắng có thành phần của nấm mối.
Cách thu hoạch nấm đúng cách.
Trong nấm có nhiều dược chất quý và giàu giá trị dinh dưỡng. Các chất này cũng sẽ bị thay đổi nếu ta không biết cách thu hoạch đúng thời điểm.
Khi trời mưa kéo dài, kéo theo đất và không khí ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho loại mối trong đất tiết ra các chất men xung quanh ổ, nấm mối mọc nhờ loại men này. Chính vì vậy khi trời mưa nấm thường mọc thành từng đám, có đám dài đến vài mét.
Khi trời nắng thì nấm mọc lưa thưa và rải rác.
Dựa vào đặc điểm này mà việc thu hái nấm trở nên vất vả hơn. Người ta thường thu hoạch nấm vào những ngày mưa. Vào sáng sớm khoảng 3-5 giờ sáng ( lúc nấm chưa nở to cho ta lượng chất dinh dưỡng cao nhất), xách đèn đi dò tìm khắp nơi.
Có một điểm đặc biệt về loại nấm này là nấm thường mọc ở những nơi mà vào cùng thời điểm thu hoạch nấm năm trước. Nên người ta thường đánh dấu lại những vị trí nấm mọc.
Chú ý khi hái nấm :
Ở những vùng đất tơi xốp có nhiều lá cây mục ta chỉ cầm dùng tay nhổ nhẹ từ gốc nấm
Ở những vùng đất chặt và không được tơi xốp khó có thể nhổ nấm trực tiếp bằng tay thì ta có thể dùng một cái cành cây đào nhẹ phần đất xung quanh ra
=>Từ từ nhổ nấm lên.
Tránh sử dụng những dụng cụ bằng kim loại như lưỡi dao, lưỡi liềm,… để cắt nấm. Vì thuộc tính của loại nấm này là khi tiếp xúc với kim loại thì chúng rất dễ bỏ đi nơi khác, năm sau sẽ không mọc lên nữa.
Có thể bạn quan tâm
7 Tác dụng tốt cho sức khỏe của lá Lốt
Các món ăn được chế biến từ nấm mối.
Nấm mối không chỉ chứa những hoạt chất quý có tác dụng chữa các loại bệnh mà trong cây nấm còn chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Các món ăn được chế biến từ chúng thường có vị ngọt, thơm, thân cây mềm nhưng không bở khá là dai và giòn. Khi chế biến không nên cho quá nhiều gai vị bởi cho nhiều gia vị sẽ làm ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng của món ăn.
Các món ăn từ nấm thì đơn giản, dễ sơ chế nhưng cho mùi vị rất ngon và bổ dưỡng . Với nguyên liệu là nấm mối:
- Đầu tiên phải kể đến là món cháo nấm
- Nấm mối kho tiêu
- Nấm mối nấu canh ngọt
Ngoài ra còn rất nhiều món ăn ngon khác về nấm như:
- Món bánh xèo nhân nấm
- Nấm mối nướng
- Canh gà nấm mối
- Nấm mối xào ớt.
- ……
Cách bảo quản nấm mối.
Bảo quản nấm bằng cách sấy khô.
Thành phần các chất có trong nấm tươi là tốt nhất nhưng do nấm chỉ mọc vào mùa mưa. Nên để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nấm là thường xuyên người ta thường bảo quản nấm bằng cách sấy khô.
Nấm mối sau khi thu hoạch về được sơ chế, vệ sinh nấm sạch sẽ và sau đó cho vào máy sấy ở nhiệt độ thích. Nấm sau khi được sấy khô có thể bảo quản được từ 1-2 tháng. Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
Khi sử dụng chỉ cần lấy nấm ngâm vào nước nóng khoảng 15-20 phút, nấm sẽ nở ra. Sau đó ta rửa sạch bằng nước và có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.
Tuy nhiên cách bảo này dưới tác dụng của nhiệt độ làm đã làm thay đổi hàm lượng của một số chất dinh dưỡng trong nấm. Nấm không được thơm và ngon như nấm tươi.
Bảo quản nấm trong môi trường chân không.
Để nấm được tươi ngon và không bị mất đi các chất dinh dưỡng và có hương vị thơm ngon. Ta nên áp dụng cách bảo quản nấm mối bằng cách hút chân không.
Nấm sau khi thu hái về, được loại bỏ phần đất cát từ gốc cây, cắt bỏ đi phần hư hỏng. Nấm mối được cho vào túi sau đó hút chân không trong túi.
Nếu túi nấm hút chân không để vào ngăn lạnh tủ lạnh thì nấm sẽ được tươi ngon trong 2-3 ngày. Nếu bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh thì nấm sẽ được bảo quản trong vòng 1 tuần.
Trên đây là bài viết của bachthao.net về những công dụng tuyệt vời của nấm mối. Ngoài bài viết này Bachthao.net còn có những bài viết rất hay về cây sâm đất, hoa tam thất Đó là những cây quý có nhiều công dụng hiệu quả trong nhiều bài thuốc dân gian.
Theo: Thu Hà