Cùng với lá mơ, rau kinh giới, lá tía tô,… và nhiều loại rau gia vị hay dùng khác thì húng quế là loại được dùng tương đối nhiều hàng ngày. Không chỉ dừng lại ở là một loại rau tô điểm hương sắc cho các món ăn, húng quế còn có nhiều công dụng chữa bệnh mà có thể các bạn chưa biết.
Sau đây bachthao.net xin mời các bạn cùng tìm hiểu về các tác dụng của húng quế nhé.
Vài nét về húng quế
Húng quế là loại rau thơm thân thảo phục vụ ẩm thực hay gặp có danh pháp la tinh là Ocimum basilicum thuộc họ bạc hà. Húng quế thuộc loại mọc từng năm, có nguồn gốc từ Châu Á trước khi lan rộng ra các nơi khác trên thế giới.
Cây chia cành ngay từ phía gốc, thân cây cao khoảng 50 – 60 cm. Cây có cả loại cành màu xanh và màu tím, khi thân già thì hóa gỗ và có vỏ cứng màu nâu.
Cây có lá mọc đối nhau có cẫng, lá hình trứng, đầu thuôn nhọn lại. Tràng hoa bé sắc trắng và đài hoa tím, mọc tạo chùy ở các ngọn cây. Chúng mọc thành từng tầng, mỗi tầng có 5 – 6 hoa.
Càng lên gần ngọn thì các tầng càng gần nhau hơn, hoa nhỏ hơn. Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh.
Húng quế ở nước ta được trồng và sử dụng phổ biến ở khắp mọi miền.
Chúng được dùng làm rau gia vị để tăng hương vị cho các món ăn. Có thể dùng ăn sống, hoặc cho vào cuốn nem, các món xào, món canh,…
Húng quế (Ocimum basilicum) đóng một vai trò trong nhiều món ăn Địa Trung Hải, và đặc biệt là Ý. Nó tạo thành nền tảng của pesto và thêm hương vị đặc biệt cho món salad, mì ống, bánh pizza và các món ăn khác. Các món ăn Indonesia, Thái Lan và Việt Nam cũng có loại thảo mộc này.
Cây thường thu hái lá và ngọn tươi và cũng bảo quản được bằng cách đem hong khô. Nếu để lấy tinh dầu thì sẽ lấy cả cây.
Công dụng của húng quế
Cành lá để chữa: 1. cảm cúm, đau đầu; 2. đau bao tử, đầy bụng; 3. tiêu thực yếu, viêm ruột, tiêu chảy 4. kinh nguyệt không đều; 5. các vết bầm tím, viêm khớp.
Lấy mười đến mười lăm gam húng, dạng nước sắc. Trị bên ngoài chữa rắn và côn trùng cắn, vảy nến, viêm da. Làm nát lá tươi bó bên ngoài hoặc đun nước rửa.
Có thể bạn quan tâm
15 Tác dụng của rau Muống đối với sức khỏe
Hạt dùng chữa bệnh về mắt, mờ đục giác mạc. Hoa dùng cho những người bị bệnh thần kinh, ít ngủ, hay bị đau đầu, chóng mặt.
Cây cũng dùng trong trường hợp đau do thần kinh hay bao tử. Trường hợp đau bụng, viêm họng và ho, trẻ em ho gà. Ngoài ra còn giúp tăng bài tiết sữa cho phụ nữa mới sinh thiếu sữa.
Tác dụng dược lý của húng quế
Giảm stress oxy hóa
Chất chống oxy hóa rất cần thiết để loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể.
Gốc tự do là phân tử không ổn định tạo nên do kết quả của quá trình hô hấp tế bào và quá trình sinh lý khác. Chúng cũng có thể hình thành do hút thuốc và một số lựa chọn chế độ ăn uống.
Chất anti oxy hóa là các chất giúp loại bớt các phân tử này khỏi cơ thể. Thay vào đó, nếu chúng tích tụ, stress oxy hóa có thể xuất hiện, dẫn đến tổn thương tế bào và có thể gây bệnh.
Các nhà khoa học đã liên kết ung thư, bệnh tim, viêm khớp, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác với stress oxy hóa.
Cơ thể tạo ra một số chất anti oxy hóa, nhưng nó cũng cần hấp thụ một số chất từ chế độ ăn uống. Trong số nhiều chất anti oxy hóa trong húng quế là anthocyanins và beta carotene.
Hỗ trợ sức khỏe gan
Một thử nghiệm năm 2015 chỉ ra rằng chất antoxidant trong húng quế cho tác động có lợi tới gan. Các chuyên gia sử dụng húng quế ở dạng bột, sau khi sử dụng chất độc gây tổn thương gan trên chuột.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng một vài chất trong húng có tác động làm ngăn chặn một vài dạng ung thư da, gan, hay phổi. Nghiên cứu công bố năm 2014 đã tìm thấy các phytos trong cây này.
Chúng giúp tăng khả năng chống oxy hóa, thay đổi điều hòa biểu hiện gen, làm chậm lại quy trình phân chia tế bào.
Bảo vệ chống lão hóa da
Từ một thử nghiệm được công bố vào năm 2011, húng quế có các khả năng bảo vệ da trước các tấn công từ lão hóa.
Tại thử nghiệm, họ bắt đầu nhỏ dịch chiết húng quế lên các mẫu da. Các kết quả chỉ ra rằng, dịch chiết húng quế nếu đưa vào các loại kem bôi giúp tăng độ ẩm cho da và giảm thô ráp cũng như nếp nhăn.
Tác dụng có lợi này sẽ phát huy khi ta sử dụng với lượng vừa đủ. Không đẩm bảo rằng sử dụng quá ít hay quá nhiều cho tác động tương tự.
Tuy nhiên, chất antioxidant trong húng và một vài loại cây khác có thể cho tác động bảo vệ nếu áp dụng chúng vào chế độ ăn.
Giảm lượng đường trong máu
Húng quế giúp kiểm soát đường huyết. Nó được các chuyên gia khuyến khích bổ sung.
Một thử nghiệm năm 2019 trên chuột chỉ ra dịch chiết lá húng giúp giảm mức đường huyết. Kết quả cũng chỉ ra rằng lá húng quế giúp chữa hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân đái tháo đường.
Có thể bạn quan tâm
Cây cải xoăn – “vua” của các loại cải với 9 lợi ích sức khỏe
Tốt cho tim mạch
Eugenol là một chất được tìm ra trong húng quế có tác dụng chẹn kênh canxi, từ đó làm hạ huyết áp.
Một báo cáo công bố hồi 2011 nhận định dịch chiết húng quế làm hạ huyết áp. Tuy rằng công dụng này không được lâu và diễn ra tầm hai phút.
Tăng cường sức khỏe tinh thần
Sự căng thẳng tinh thần là một trong những tác nhân sinh ra các gốc tự do trong cơ thể.
Theo một khảo sát năm 2013 về việc dùng húng quế trong y học dân gian, loại này có các đặc tính có thể làm:
- Giảm căng thẳng tinh thần, lo âu và trầm cảm
- Tăng cường khả năng tư duy và suy luận
- Ngăn ngừa suy giảm trí nhớ do tuổi tác
- Giúp cải thiện giấc ngủ do vấn đề căng thẳng và các vấn đề tình dục
Giảm viêm và sưng đau
Stress oxy hóa gây ra viêm, một yếu tố gây ra nhiều bệnh khác nhau, bao gồm ung thư, tiểu đường loại 2 và viêm khớp.
Các tác động chống viêm của tinh dầu húng quế đã được xác nhận là cho kết quả tốt.
Chống nhiễm trùng
Các nhà khoa học đã chỉ ra công năng kháng khuẩn của loại húng này. Mà hay được xuất hiện trong các bài thuốc cổ truyền.
Vào năm 2013, các nhà khoa học đã thử tinh dầu húng quế với nhiều chủng vi khuẩn Ecoli. Vi khuẩn có trong những bệnh nhân nhiễm khuẩn đường thở, ổ bụng, tiết niệu hoặc da, cũng như từ bệnh viện. Kết quả cho thấy dầu có hoạt tính chống lại những vi khuẩn này.
Các chuyên gia cũng xác nhận rằng một vài sản phẩm tinh dầu húng quế giúp chữa hoặc phòng ngừa một số loại nhiễm trùng.
Bảo vệ dạ dày
Húng quế giúp chặn lại ảnh hưởng của vết loét do stress tạo ra. Nó cải thiện chức năng bảo vệ của dạ dày một cách tự nhiên bằng cách:
- Giảm axit dạ dày
- Tăng tiết chất nhầy
- Tăng tế bào tiết chất nhầy và kéo dài tuổi thọ của tế bào chất nhầy
Húng quế nên được là một sự lựa chọn thay cho một vài loại thuốc tây y chữa loét dạ dày. Bởi chúng gây ra dụng không mong muốn và gây ra cảm giác khó chịu.
Cũng có thí nghiệm đã lấy 200 mg dịch chiết húng quế cho động vật đã gây loét dạ dày. Kết quả thống kê đã làm giảm đáng kể số lượng các vết loét ở 2/3 số động vật.
Bạn làm được trà húng quế bằng cách hãm nước lá, hoa. Loại húng này được lấy để pha trà bằng cách cho một vài lá và cành hoa vào một cốc nước sôi và để ngâm trong 5 – 6 phút.
Tri thức bản địa cây húng quế
Húng quế được sử dụng cho các trường hợp co thắt bao tử, chán ăn, thận hư , tích nước, cảm lạnh đầu, mụn cóc và nhiễm giun. Nó cũng được sử dụng để điều trị rắn cắn và côn trùng cắn.
Có thể bạn quan tâm
Rau càng cua – khó đến mấy cũng nên kiếm về ăn
Phụ nữ đôi khi sử dụng húng quế trước và sau khi sinh con để thúc đẩy lưu thông máu và cũng để tăng dòng sữa mẹ.
Một số người sử dụng nó như một loại nước súc miệng.
Tổng hợp các lợi ích sức khỏe của húng quế
1. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng húng quế có chứa nhiều loại tinh dầu giàu hợp chất polyphenolic và phenolic như flavonoid và anthocyanins.
2. Lá húng quế có đặc tính kháng vi rút, kháng khuẩn và antioxidant mạnh do sự hiện diện của các hợp chất như etanol, vicenin và orientin trong đó.
3. Húng quế được sử dụng để điều trị các rối loạn dạ dày như khí đường ruột, co thắt dạ dày và chán ăn.
4. Húng được sử dụng trong y học dân gian như một phương thuốc chữa đau đầu, ho và cảm lạnh thông thường.
5. Húng quế có bản chất chống vi khuẩn do đó hoạt động như một chất đuổi côn trùng.
6. Húng quế có bản chất chống viêm do sự có mặt của eugenol, limonene và citronellol trong lá.
7. Khi vò nát lá húng quế sống và đắp lên phần cơ thể bị động vật có nọc độc cắn, thành phần hóa học trong lá có khả năng hút nọc độc ra khỏi cơ thể.
8. Hạt húng có thể được dùng để kiểm soát đường huyết, do đó nó là một phương thuốc tuyệt vời cho bệnh tiểu đường.
9. Uống nước húng quế thường xuyên rất hữu ích trong việc cắt giảm trọng lượng dư thừa.
10. Nước sắc của hạt húng có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tiết niệu.
11. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng sử dụng húng quế trước và sau khi sinh con của phụ nữ giúp sữa mẹ chảy ra cũng như thúc đẩy lưu thông máu.
12. Khi được sử dụng làm nước súc miệng, nước húng quế có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng.
13. Sự hiện diện của các hợp chất hóa học quan trọng trong húng quế giúp tẩy giun đường ruột.
14. Húng quế là một nguồn tuyệt vời của Ca, Mg, sắt, Vitamin A, Mn, đồng, beta-carotene, kali.
15. Sự hiện diện của beta-caryophyllene trong húng quế làm cho nó lý tưởng để chữa các bệnh về ruột và khớp.
16. Lá húng có chứa các chất chống lão hóa có khả năng ngăn ngừa các tác hại gây lão hóa.
Cây húng quế cũng rất dễ trồng và chăm sóc, có thể từ cành hoặc hạt. Với các công dụng hữu ích như vậy. Húng quế xứng đáng có một vị trí trong khu vườn rau sạch của bạn. Cùng với các loại rau thơm khác như húng chanh, rau răm… để sử dụng hàng ngày rất tiện lợi.
Bachthao xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn nhiều sức khỏe!
Theo: Thủy Tiên